Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Trải chút văn chương , ngỏ chút đời ...

 Hơn  nửa  kiếp người nhàn nhạt quá
 Ngày qua  tháng  lại cứ  chơi vơi
 Rồi  có  một chiều  ta chợt  tỉnh  :
 Trải  chút văn chương , ngỏ  chút đời ...
     
           
           
             

Truyện ngắn : CỐ NHÂN

      " Chào em ! Thử xem em có nhận ra anh không ? " . Cô bé - không , bây giờ trước mắt anh đã là cô gái ngoài hai mươi - thoáng ngỡ ngàng , rồi "à" lên : "Anh Huy ! Trời ! Lâu lắm anh mới ghé lại quán em ! ".  Đoạn cô cuống  quít mời anh ngồi , như ngày xưa mỗi khi anh đến nhâm nhi ly cà-phê giữa khu vườn xanh lá cả bốn mùa . "Ngần ấy năm , anh làm gì , ở đâu ? " . Anh mỉm cười , khẽ nhún vai : " Vẫn trong thành phố này . Còn công việc thì đi khắp nơi , lên rừng , xuống biển...đủ cả ? " . " Anh dùng gì ? Vẫn cà-phê đen chứ ? " . Anh gật khẽ : " Bộ nhớ em thật tuyệt ! " . Cô cười , vắng đi vẻ nhí nhảnh ngày nào . " Này em ! Chỗ anh...ngày trước thường hay ngồi ...vẫn còn nguyên chứ ? " . Cô quay lại nháy mắt : " Dạ , vẫn thế ! Xin mời anh ! " .
      Anh đứng dậy , bước ra hiên rồi vòng ra khoảng vườn . Mười năm , ôi trời...thế giới bao đôi thay mà chốn này hầu không hề thay đổi . Vẫn còn đó chiếc bàn gỗ thô ráp đặt dưới gốc ngọc lan . Có khác chăng là dường như nhuốm màu thời gian . Bất giác lòng anh se lại...
      " Cà-phê đây anh ! " . Rồi theo thói quen có từ lúc nào không rõ , cô gái đột ngột hỏi : " Anh đến một mình sao ?  Còn chị đâu ? " . Nghe xong , anh lại có cảm giác như mười năm không tồn tại . " Có...có chứ ! Chị ấy sắp đến đấy ..." . Anh vội nói giọng xúc động ." Thật hả anh ? Có đến năm năm , em mới có lần gặp lại chị ...Lần đó , chị đến mà không có anh . Cũng ngồi chính chỗ này . Em còn nhớ trông chị buồn buồn làm sao ấy ! " . Anh sững người nhìn  trân cô gái .
      Một nhóm có vẻ là sinh viên bước vào cổng ngõ . Hình ảnh đến là quen thuộc của anh mười năm trước . " Bạn bè cùng trường em đấy " . " Sinh viên ! Xin có lời chúc mừng em nhé ! " . " Dạ , cảm ơn anh ! Xin phép ..." . Anh vui vẻ gật đầu . Thời gian trôi nhanh thật ...
     "...Chị ấy sắp đến đấy..." . Anh biết là mình không nói cho vui , ít ra trong thời khắc này . Anh nhớ hồi trưa..." Ê ! Cậu có điên gọi ! " . Một đồng nghiệp vỗ vào vai anh . Vẫn không rời mắt khỏi màn hình vi tính , anh hờ hững hỏi : " Ai gọi thế ? " . " Tiếng đàn bà hay con gái lạ hoắc , không phải tiếng của Lan ..." . Tai sẵn sàng nghe mà đầu óc anh còn vướng bao con số . " Tôi là Huy đây . Xin lỗi , tôi được tiếp chuyện với ai thế ? " . " Anh...anh Huy ! Em.. em là Hạnh đây mà ! " . Trong vài giây ,mặt anh tái đi , tim như muốn bứt ra khỏi lồng ngực . " Hạnh ! Hạnh ! Có phải em không ? " . " Em đây ! Em vừa tới thành phố này có công việc . Ngày mai em đi..." . " Vội thế sao ? Hiện giờ em ở chỗ nào ? " .Một chút ngập ngừng . " Thôi ...việc đó không quan trọng . Còn anh , nói cho em biết địa chỉ nhà riêng của anh đi ..." . Anh nhắc hai lần số nhà , đường phố ." Anh ! Em muốn gặp anh lắm - giọng nàng ngập ngừng - Anh còn nhớ cái quán nhỏ mà mình hay ghé chứ ? ". " Làm sao mà anh quên được ! " . Một chút đắn đo . " Em ước sao được gặp anh ở đó . Nếu được ,năm giờ chiều hẹn gặp lại anh nhé ! " . " Năm giờ..anh đến đó chờ em..." . Nàng gác máy , thành thử câu nói với của anh đành gửi lên đường dây . Bắt gặp cái nhìn ngạc nhiên , mang hình dấu hỏi của đồng nghiệp , anh mỉm cười buâng khuâng : " Cố nhân ! " .
       Bốn giờ ba mươi phút chiều . Lát nữa ,nhất định nàng sẽ xuất hiện dưới vòm cổng có giàn hoa ty-gôn hồng xen trắng . " Anh nhìn xem , màu hoa ty- gôn có đẹp không ? Đôi khi có chuyện buồn , em tìm và say sưa ngắm màu hoa ấy và lòng thanh thản trở lại " . " Còn anh , hễ thấy ty-gôn ở đâu là anh nhớ ngay đến em " .  " Ứ ?! " . Anh gật đầu vẻ chân thực : " Vì sao à , anh cũng không hiểu  nữa ! " .Hai đứa nói với nhau lúc nào nhỉ ? Đúng rồi , cuối năm thứ ba . Lúc ấy đã tưởng sẽ không bao giờ thiếu nhau được nữa trên cõi đời này...
    " Anh vẫn thích nghe những bản nhạc như hòi xưa chứ ? " . Cô gái lại đến và hỏi . Anh gật đầu .  "Mở đầu là ''Romance "...à mà thôi , " Mười năm tình cũ " nhé ! Em biết tỏng hiện giờ anh thích bả đó hơn " . Chẳng thấy nét giễu cợt nào trong ánh mắt cô gái cả .
     Tiếng nhạc dạo đầu rồi lắng lại . Và một giọng nữ hơi khàn đục nhưng sang trong cất lên : " Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ . Mây bay bao năm tưởng mình đã quên . Như mưa bay đi một trời thương nhớ . Em ơi bên kia có còn mắt buồn..." . Cảm giác trong anh như vừa nuốt trọn những giọt rượu bỏng rát và từ đó lan ra ,gai lạnh suốt sống lưng . Bài hát đến đoạn cao trào , mắt anh nhòa đi cay cay . Đúng là trọn mười năm...mười năm . Ba năm , mái tóc nàng vẫn lửng ngang lưng . " Sao em không để tóc ngắn như các bạn khác ? " . Nàng nhón tay cầm một bông ngọc lan rụng trên bàn , đưa lên mũi ngửi : " Sẽ còn ngọc lan không , nếu như mùi thơm của nó chẳng khác gì hoa ngọc anh trắng mọc cuối tường kia hả anh ? " .
       Nếu tình cờ gặp nhau ở đâu đó , không biết mình có nhận ra nàng trước tiên không ? Đã bao lần anh thử đặt ra câu hỏi ấy mà thâm tâm không chút mảy may hy vọng . Không , nhất định anh sẽ nhận ra nàng dù thời gian , tuổi tác và cuộc đời có làm nàng thay đổi , vì những gì thuộc về nàng , những nét khác biệt giữa nàng và bao cô gái khác đã ngả bóng vào tâm tưởng của anh...
      Anh cắm cái nhìn ra ngoài cổng . Còn mười lăm phút...Nàng tới rồi kìa ! Tim anh loạn nhịp . Ồ không ! Một đôi và lại là sinh viên . Có khác gì ngày xưa mình đâu  ?  Hình như họ học năm cuối cùng thì phải . Chàng trai dáng gầy ,vẻ phớt đời hoi " bụi " . Còn cô gái trông không còn ngơ ngác ,tươi tỉnh như những năm đầu bước vào trường ..
      ...Anh nhớ ...buổi chiều cuối thu , nắng rây vàng trên ngọn cây , thảm cỏ .Anh và nàng cứ lang thang trên công viên chạy dọc ven sông . Những lối đi đã có lá vàng rơi lác đác . Công viên xanh màu nhiệt đới nhưng đây đó vẫn chơm chớm vài nét thu trong hồn người , trước khi đất trời quyện vào nhau với những đợt mưa dai dẳng . Mỏi chân , anh và nàng trở về bên gốc ngọc lan già này . Sáng mai , cùng với vài bạn nữa trong lớp , anh sẽ tạm mặc áo lính hai năm . " Anh nói chuyện gì cũng được , cho vui đi anh ! " . " Không ! Người nói nhiều phải là em chứ ? . " Anh không sợ những cô gái lắm lời sao ? " . " Sợ , nhưng không phải lúc này " .  Mãi về sau , anh không hiểu nổi tại sao lúc đó anh và nàng cứ lặng nhìn nhau , quên cả nói với nhau dù vài lời dè dặt , về một điều thiêng liêng nào đó cho ngày mai ,  hoặc một lời hẹn ước mơ hồ thoáng qua như cánh chim trời .
       Mười năm lặng lẽ trôi , cuốn trôi những cánh thư thưa dần , nhạt dần ...
       Mười phúc nữa...Chắc là Lan đã đón con về và đôi tay Lan thoăn thoắt sửa soạn bữa cơm chiều . Một tháng anh ở nhà với vợ con chừng mươi ngày . Bữa cơm nào có anh  , Lan như trẻ ra . Duyên phận ? Cái ẩn số mờ ảo ấy , đôi khi anh tin rằng nó hiện hữu và mỉm cười với anh bằng một hình ảnh cụ thể : Lan , vợ anh .
       " Em sống ra sao ?". Không , mình không nên bắt đầu bằng một câu thừa thãi , nhàm nhạt và ngờ ngợ đâu đó . Nhưng mà , mình sẽ nói với nàng những gì ? Hỏi thăm sức khoẻ ? Chuyện công danh , chuyện gia đình , chồng con ? Hay là gợi kỷ niệm xưa ? Biết nói gì đây ... Một câu , ừa , biết đâu sẽ làm bừng lên ngọn lửa đã lâu ngày vùi trong lớp tro dày , nhưng có khi lại làm chết đi bao kỷ niệm một thời ...
 Năm giờ... Một ... hai ... ba...nào ? Hãy xuất hiện trước mắt anh đi . Chín , mười ..." Mấy đứa bạn em , đứa nào cũng thích đến sau và khuyên em cũng như thế. Hoàng hôn cuối thu buông mới nhanh làm sao . Hai ...năm ...rồi năm phút nữa tôi qua ...Lẽ nào nàng không đến ...? .
       Nàng đến kia ! Hình như thế ...Hiện ra giữa cổng ngõ nhập nhoạng , anh thấy nàng bước đi khoan thai , hơi rụt rè một chút . Khi nàng đi qua dưới quầng sáng đèn từ hiên hắt xuống , anh không tin vào hình ảnh thực trong mắt mình : Lan , nào đâu phải nàng ! Trấn tĩnh một giây , anh đứng lên gọi khẽ : " Em ! Anh đây ! Làm sao em biết anh ở đây ? " . Anh hỏi mà không thể giấu vẻ sững sờ .Trong ánh hoàng hôn mong manh còn sót lại cuối ngày , ánh mắt chị nhìn anh dịu dàng, đằm thắm . " Anh Tuân có ghé qua nhà mình cho em biết  ..." . Tuân , bạn cùng khoá với anh , cũng có một thời trồng cây si xanh mượt trước phòng tập thể của nàng .
       Lúc này mà Hạnh đến thì sao nhỉ ? Biết nói với Lan như thế nào ? . " Về đi anh ! Ở nhà con mong anh về lắm !" . Anh muốn đứng dậy nhưng đôi chân như muốn cố níu thêm lát nữa . " À ! Anh Tuân nhắn anh khỏi phải chờ ! Người ấy đi rồi , anh Tuân nói thế ! " .
       Người ấy đi rồi ?! Đi rồi ...đi rồi ...đi rồi...! Tiếng vọng như xoáy vào ngực anh nhưng cũng vừa cất đi một cái gì đè nặng trái tim anh  . Anh nắm tay Lan , rời rã đứng lên : " Mình về thôi em ! "
      " Anh chị về hả ?  Vội thế ? " . Cô gái đứng sau quầy ngạc nhiên hỏi . Anh tự hỏi , không biết cô gái có nghĩ rằng người cũ năm nào có phải đang đi với anh ,hay là... " Chúc anh chị một buổi tối vui vẻ ! " . " Cám ơn cô bé nhé ! " . Nép gần bên anh , chị đưa tay vẫy vẫy  chào cô gái...
        ...Lần gỡ từng mối dây buộc , bóc hai lớp giấy trắng bóng , anh rút ra một vật và sững người : Cuốn nhật ký thời sinh viên của mình . Lật trang đầu , anh thấy một mảnh giấy đặt ngay ngắn ở giữa . Ôi ! Những dòng chữ mềm mại mà nhiều năm  rồi anh mới gặp lại .                                                                              " Anh ! Lần cuối cùng cho em xin lỗi vì không thể đáp hẹn với anh . Em không có quyền gợi lại , dù nhỏ nhoi , những gì để cho anh vương vấn . Có khi nào chợt nhớ , xin anh hãy nhớ em của ngày xưa ấy và đừng để hiên tại  gánh chịu những gì thuộc về một thời đã qua ,anh nhé ! " .
           Vỏn vẹn chỉ có thế . " Anh Tuân gửi gói này lúc nào thế em ? " . " Khoảng bốn giờ ba mươi  anh ạ ! " . Anh ngồi lặng ngắm Lan một lát , rồi đến bên cửa , nhìn phố phường lấp lánh ánh đèn .  Người ấy đi rồi !  Có đến một lúc lâu , anh không biết mình ra sao nữa ...                                                                                                                                                                                                


                                                                                   

Hạnh phúc

          Một  sáng  mai  xuân  nào  đó
          Đang  đi ta bỗng  chợt  dừng
          Đâu  đây  tiếng  chim  lảnh  lót
          Góc  vườn hoa khế  nhẹ  rung ...
         
                 Chim  hót  sao hồn  nhiên  thế
                 Phải  chăng  nắng  hửng  trời  lên
                 Để  bước  chân dừng  xao  xuyến
                 Để  hồn  lắng lại  buâng  khuâng
   
         Hạnh  phúc  nào  xa  vời  vợi ?
         Quanh  đây  gần  gụi  bình  thường
         Được  nghe  tiếng  mùa xuân  nói
         Đơn  sơ ...nhưng  chớ  vào  vườn


                       

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Truyện ngắn : Bánh ít lá gai

                                                                   1
           "...Một,hai,ba nè  !...Mười lăm...mười tám...ba mươi...năm mươi hai...năm mươi hai.?! Ơ, chỗ này đếm chưa hà ?! Rồi !? Chưa !".  Cô bé rụt tay ,cốc vào trán. Tối nay lộn hồn hay sao ấy ? Còn mỗi trẹt bánh mà đếm hoài vẫn lộn...
             Có chớn người dừng trước. Cô bé ngẩn lên, đon đả :" Chị ơi ! Bánh ít lá gai nhưn dừa ngon lắm đó chị ! Chị mua thiệt à ? Một chục nhen ! Em bỏ bì nhựa đen cho chị nè ! Dạ ! Bữa nào thích ,tiện chân ghé lại nhen chị !".
             Khách mua đi rồi nghĩa là bớt đi trên mẹt một chục bánh ! Những cái bánh gói bằng lá chuối chát nuột nà màu xanh chín , von vót đều tăm tắp cái chóp nhòn nhọn, trông xinh xắn làm sao !
            Cô bé lại xòe bàn tay,chia từng nhóm để dễ đếm . A , có lời rồi ! So với hôm qua , bữa nay bán ế òm .Chà , bụng râm ran đói và cả buồn ngủ...Cô bé há miệng ngáp,són ra giọt nước mắt sống sít .Sau cái thở phào ,  hai má cô bé chợt nóng lựng . Lớn rồi mà ngáp kiểu đó ở giữa đường giữa sá là sao à ? Mất nết chớ sao ! Ai nói ? Ờ, không phải mẹ...           "...Một,hai,ba nè  !...Mười lăm...mười tám...ba mươi...năm mươi hai...năm mươi hai?! Ơ , chỗ này đếm chưa hà ?! Rồi !? Chưa !".  Cô bé rụt tay ,cốc vào trán. Tối nay lộn hồn hay sao ấy ? Còn mỗi trẹt bánh mà đếm hoài vẫn lộn...
             Có chớn người dừng trước. Cô bé ngẩn lên, đon đả :" Chị ơi ! Bánh ít lá gai nhưn dừa ngon lắm đó chị ! Chị mua thiệt à ? Một chục nhen ! Em bỏ bì nhựa đen cho chị nè ! Dạ ! Bữa nào thích ,tiện chân ghé lại nhen chị !".
             Khách mua đi rồi nghĩa là bớt đi trên mẹt một chục bánh ! Những cái bánh gói bằng lá chuối chát nuột nà màu xanh chín,von vót đều tăm tắp cái chóp nhòn nhọn, trông xinh xắn làm sao !
            Cô bé lại xòe bàn tay,chia từng nhóm để dễ đếm .A,có lời rồi ! So với hôm qua,bữa nay bán ế òm .Chà,bụng râm ran đói và cả buồn ngủ...Cô bé há miệng ngáp,són ra giọt nước mắt sống sít .Sau cái thở phào ,hai má cô bé chợt nóng lựng. Lớn rồi mà ngáp kiểu đó ở giữa đường giữa sá là sao à ? Mất nết chớ sao !Ai nói ? Ờ, không phải mẹ...
            Bụng đói cồn cào đòi cơm . Ổ mì bằng bắp tay , thêm hai cái bánh ít trần...bữa trưa nào cũng chỉ có vậy. Lại qua một bữa .Cơm ơi, sao mà thèm dẫu có bớt quay quắt thèm hơn lúc trước.Ờ , không biết giờ này con bé Ba lo cho hai đứa nhỏ ăn xong rồi đi ngủ chưa ?."  Chị Hai à , có bữa chị Ba đi mua gạo tới tận tối mịt mới về .Em với  thằng Út đói quá...lục cơm nguội . Cơm cũng hết trơn  .Thằng Út khóc ri rỉ...". Bữa trước về,thằng Tư mếu máo  méc , khiến cô bé ôm con bé Ba khóc òa. Thằng Út tít mắt cười.
           Hồi mới vào...Cứ hễ dãy phố lên đèn sáng trưng là mắt cô bé rân rấn. May mà có ông Tư xích lô. Ơ, giờ này sao vẫn không thấy ông Tư ghé bến ? Bến đỗ xe của ông là gốc phượng kế bên . Chao , so với cây phượng quặn quẹo u nần những gốc với rễ thì ông Tư có hơn gì . Cũng nhăn nheo , hốc hác,còm nhom...."Làm sao cháu khóc ?". "Cháu...cháu nhớ mấy em cháu ...Tụi nó còn nhỏ lắm ông à !"." Mấy đứa ? Đứa lớn lên mấy ?. "Ba đứa ! Đứa lớn đâu mười hai, mười ba...! Thằng Út mới bốn tuổi ông à !". "Còn ba má..?" . Thấy cô bé lặng lẽ lắc đầu,vẻ mặt như có đám mây xám lướt qua,ông Tư cất tiếng thở dài rồi đổi giọng :" À...à ! Ông hiểu ! Ơ , đã bán hàng thì cháu phải cố vui lên chứ ! Ủ ê , rầu rĩ ai mà mua...". "Dà !". " Ậy , rán cười lên !Chà , lại mếu...Cái con nhỏ ! Này, bánh còn nhiều không ?".Cô bé khịt mũi , quệt tay lau mắt  . " Híc!..Híc...Dạ... nửa rổ...híc...". "Cháu bỏ bì hết cho ông đem về !". Cô bé sững ra , nín khóc. "Dạ ?! Ông...ông...mua ?!". Ông cười khà :"À ,ngày mai...ông giỗ lúi húi ông già của ông.Trước cúng , sau cho mấy đứa nhỏ trong hẻm. Nè , hồi còn sống...ổng cứ ao ước ăn bánh ít lá gai nhưn dừa lắm đó nghen..."
         Đâu như đó là bữa đầu tiên cô bé bưng rổ bánh ra góc đường ngồi bán . Ừa , quên làm sao một tối mưa tầm tã đó . Đường phố chẳng mấy chốc nước ngập trên mắt cá chân . Từ cuối con đường lòa nhòa ánh điện , cô bé chợt nhận ra dáng ông Tư đang rướn người , cố giong chiếc xích lô ngược chiều gió thốc , ì ạch dừng trước mặt cô bé . Lúc này cô bé đang co ro trùm tấm nhựa bé tẹo qua đầu , hai tay choãi ra nắm chéo góc , cố không để mưa tạt vào ướt trẹt bánh.  Ông nhảy xuống nói rõ to :" Cháu ơi ! Lên xe, ông đưa về !". Cháu...phải bán...hết bánh...". " Đấy, cháu nhìn coi !Trên đường có ai đâu mà bán !...".  Đúng là trên đường vắng ngơ , vắng ngắt . " Cháu biết tối mai là gì không ?". " Dạ không !" . "Tết Trung thu ! Đấy ,cửa hiệu nào cũng bày bán ê hề đồ chơi .Cháu không để ý à ?"  .  " Ông ơi , từ nhỏ đến giờ cháu có biết Trung thu là gì   ..."  . "...là Tết dành cho trẻ con..." . Cô bé hé tấm áo mưa .  " Cháu đâu là trẻ con ..." . " Nhưng chưa trở thành  người lớn ! Mà thôi...cháu bỏ bì hết rổ bánh cho ông ! "."Ông !?".Vuốt nước mưa ràn  rụa trên mặt,ông móm mém cười :" Làm quà Trung thu cho bọn nhỏ trong hẻm !Thôi bỏ bánh vào bì nhanh lên cháu ! Rồi lên xe !". " Cháu không đi xe đâu ! Ông đạp không nổi mà...".
       ...Có dáng người dừng trước trong lúc cô bé mãi nghĩ về ông Tư . Một giọng mũi khìn khịt :" Nhỏ ! Đóng "hụi" tháng này !". Cô bé nghển đầu lên nhìn nhưng tức thì cụp mắt xuống . "Dạ...". " Dạ cái con khỉ mốc !..Đóng hụi ! Mười đồng !". " Dạo này bánh bán ế lắm ! Chú... tha... cho...Cháu còn nuôi ba đứa em nhỏ dại !". " Gì ?! Nuôi ba đứa ! Mầy giỏi thiệt ! Còn tao...cõng mỗi cái thân tao cũng không nổi ! Ê ,đưa tiền nhanh lên ! Ì xèo dữ..". Cô bé lần khần ,nửa sợ ,nửa tức không muốn đưa. "Hổm rày tụi tao bị lùng sục ráo riết. Đói quá mới rớ tạm đám hàng rong dẻo mép.Nhe ngóng gì mấy đồng còi cọc tụi bay !Đưa tiền đây !Để trùm ngồi chờ đổ quạu thì khỏi ngồi chỗ này bán luôn...". Cô bé dùng dằng giở nắp trẹt,cầm cuốn sách quăn queo bỏ ra khỏi rổ,rồi bốc lên nhúm tiền lẻ nhàu nhò đưa gã đòi đóng '' hụi'' . Gã trợn mắt :" Xạo hả ?!". Cô bé run bắn người,vội nhón thêm nhúm tiền nữa đưa cho gã . " Xì" dài một tiếng nhưng rồi gã cũng thò tay giựt lấy,bước xéo đến chỗ trùm. Tay trùm đang lơ đễnh rít thuốc lá sát hàng rào công viên. Công viên không lớn nhưng từ sáng đến tối cứ nhộn nhạo,nhí nhéo suốt , và , đến khi đêm về lại vọng ra từ những khoảng tối tiếng ỉ ôi nhờn nhợn.
          Gã thu tiền ''hụi'' với tay trùm chưa kịp đi thì cô bé khóc nức . " Hu...hu...ngồi ê lưng cả ngày...được mấy đồng lời mà cũng tới giựt cho được...hu hu...". Tay trùm nghe quay qua trừng mắt mắt nhìn gã đàn em . "Đưa tiền cho tao !".  "?!" . Gã thu ''hụi'' hấp tấp moi tiền trong túi ra , khúm núm đưa. Tay trùm nháy mắt ra hiệu : " Chờ đấy !". Đảo đôi tròng mắt trắng dã ngó lia xung quanh , trùm bước tới , sà xuống ngồi sát cô bé. " Nhỏ , nín đi !" . Cô bé hé mắt nhìn , giật mình . Gã trùm thả nắm tiền nhàu nhò lên mặt trẹt , vỗ vào vai cô bé. "Cầm lấy ! Không thu nữa ! Tại thằng kia không biết...". Cô bé cúi gằm mặt , người cứng đờ . " Này ! Muốn kiếm nhiều tiền hơn không ? ".  "!?" . " Muốn vậy phải vứt cái trẹt bánh này rồi theo tụi tao , à tụi anh. Mầy...à em...là con gái . Ngước lên coi ! Ờ lớn chút nữa đẹp hết biết ! Theo tụi anh đi ! Tụi anh giúp em kiếm tiền dễ òm...". Trùm nhếch miệng cười  : " Chịu rồi hả ? Còn làm gì à ? Yên tâm ! Em mà chịu khó ''thời trang'' , ờ quên , gì há , à ''tân trang'' lên một chút ,chặc , hí... hí...". Đột ngột cô bé đứng bật dậy , giận dữ hét lớn :" Ông-cút- đi !". Gã trùm ngớ ra , đổi giọng cười hô hố :" Dữ vậy , nhỏ ! " . Vài người qua lại , thấy lạ , dừng lại nghe ngóng . Cái nhìn của người đi đường có khác nào như ánh sáng đối với loài chuột chù , khiến gã trùm lấm lét phẩy tay đàn em , lủi lẹ vào công viên . "Mầy không cứng được lâu đâu nhỏ !". Trước khi biến gã còn dằn vào tai cô bé .
           Cô bé rũ người , ngồi thụp . Cô bé cắn môi , ngó qua gốc phượng . Giá như có ông Tư . Ừa , chỉ cần tiếng đằng hắng của ông như vài bận thì ''tụi nó'' khó làm tàng..
          "Bé bán bánh ít ! Bán cho ít bánh !". Rõ giọng con trai ngồ ngộ .Cô bé ngẩng lên , mặt còn nguyên vẻ tức bực . Nụ cười lộ chiếc răng khểnh .Và nét mặt nhang nhác..."A..nh ! Anh...mua bánh ?". Giọng cô bé lọng ngọng . "Bé bỏ bì hết cho anh ". " Hết à ?". "Ừa ! Bộ không muốn bán cho mau hết à ? ". "Dà ! Dà !".
           Cô bé giở nắp trẹt , lựa lấy bì nhựa , phù miệng thổi bung , rồi nhón tay bốc từng cái bánh đặt nhẹ vào bì . Người mua , là một chàng trai , cúi xuống nhấc bổng túi , móc vào ghi đông xe đạp . "Hết bao nhiêu ?". Cô bé lẩm nhẩm tính , lúng túng khi nói số tiền .
            Trả tiền cho cô bé xong, chàng trai nói mà cứ ra lệnh :" Nào , cô bé! Thu dọn thúng rổ ! Lên xe , tôi đưa về !". " A..nh nói ...sao ?!". Cô bé sửng sốt ,ấp úng hỏi .Chàng trai cười rõ to :" Biết mà... sẽ giãy nảy như đỉa phải vôi ! Bé yên tâm , tôi là hàng xóm với ông Tư xích lô ! Ổng bận về quê vài ngày , ổng nhờ tôi đưa cô về...". Mắt cô bé cụp xuống , đầu lắc quầy quậy ,miệng lúng búng . " Thôi...thôi...em không dám làm phiền đâu ạ !". Chàng trai lại dõng dạc hô : " Thu dọn ! Lên xe ! Không nói nữa !". Cô bé ngước lên và lần thứ hai nhìn rõ mặt chàng trai .Vẫn nụ cười lộ chiếc răng khểnh ,vẫn ánh mắt ấm áp ngày nào...Chần chừ vài giây rồi cô bé cũng thu dọn rổ thúng , lóng ngóng ngồi ghé lên ba-ga xe .
     Chiếc xe đạp loạng choạng lấy đà rồi bon bon hòa vào dòng người xe ồn ã . " Quên hỏi , đi đường nào ?...
                                                                 2
        "...Nào,rẽ phải hay rẽ trái..". " Dạ ! Tới rồi ! Cho em xuống ". " Ở mặt phố à cô bé ?. " Trong hẻm...lòng vòng xa lắm !." Chỗ trọ có rộng không ? À thôi ,cứ suy ra cái xó anh ở - chàng trai xưng ''anh'' từ lúc rẽ cua đường đầu tiên-là biết thôi mà...Chật căng , chật cứng mà người vẫn cứ đổ xô vào ! Cứ như thiên đường không bằng ...À, đi nhé !". "Cảm ơn..anh ạ !". " Dành mà cảm ơn ông Tư !".
        ...Có bấy nhiêu đó mà cô bé miên man nhớ miết .Có phải ảnh không ? Nếu đúng là ảnh thì có nhận ra cô bé khốn khổ này không ? À, mà ảnh vào thành phố này làm gì ? Đi học hay đi làm ?         Còn mình...Cô bé sực nhớ tới tối qua ,lúc về chỗ trọ. Chao ôi,không lẽ chỗ ảnh ở cũng vỏn vẹn mỗi bề chừng tám bước chân ? Ngủ , trải chiếu xuống nền . Thức , cuốn tròn lại để lấy chỗ làm bánh . Nào lò , xoong , rổ , cối chày...lỉnh khỉnh choáng hết ba phần . À, tối qua làm cả trăm bánh mà chẳng thấy mệt ,thấy buồn ngủ chút nào . Nhoáng một lèo quết xong cối lá gai nhuyễn bấn .Tay sao mà dẻo ,cứ thoăn thoắt hết nhào bột ,tới làm nhưn dừa . Bánh gói sao mà đều tăm tắp, cứ như từ khuôn tay đúc ra . Rồi hấp, cứ như biết được bánh chín tới đó là giở nồi ra . Để lâu quá một chút là bánh chín nhão,mất dẻo,mau thiu... Đúng là đêm qua khác hơn mọi đêm . Ờ,mà cả ngày nay nữa chứ ! Tiếng mời của cô bé nhanh nhảu,trong trẻo hơn.."Chà ,cái con nhỏ ! Mặt mày ,mồm mép mau như vầy chẳng mấy chút bán sạch rổ bánh như chơi !". Ôi ,chị ''quở'' mà sao miệng cười thương quá !
          Còn đám học trò nữa . Lớn phổng phao rồi sao còn nhí nhảnh ! Chắc tụi nó chưa bao giờ rớ đến việc phải làm lụng ,gom góp từng đồng để nuôi em , nuôi mình . Ờ , ước gì...không có buổi chiều mưa ảm đạm ấy,biết đâu mình cũng được nhởn nhơ , ít ra cũng bằng một phần nhỏ nhoi so tụi nó ...
           "Nghe cô nói này ! Chị Hai , à , má tụi bay bị bắt đêm qua !". Người đàn bà có cặp mắt thâm quầng , vẻ mặt hốc hác , dớn dác nhìn quanh quất , kéo cô bé vào góc nhà thì thào . " Má con à ? Má con làm gì phải bị bắt ? Mà ai bắt ?". Cô bé ngây mặt hỏi . " Ủa ! Chớ mầy...không biết má mầy làm gì à ?". " Dạ !?". Người đàn bà đến báo tin vội nói tiếp :" Mà thôi ! Mầy , à cháu ,chẳng cần biết làm gì cho khổ ! Chỉ biết má mầy , à cháu, bị người ta , à nhà nước ấy , giữ lại , không cho về nhà . Mai mốt họ cho đi cuốc đất , cấy lúa , trồng cây...". "Chừng nào mẹ cháu về ?". Vẻ mặt người đàn bà bối rối , nhão nhuột :" Không biết ! Đợt quét này hễ tóm được ''con'' nào , họ liền lấy máu xét nghiệm , xét nghiết gì đó ! ''Con '' nào ''bị'' , họ tống vô trại ,bắt chữa bệnh ,không để lây tùm lum...". Cô bé tái mặt kêu tiếng ''má'' .Người đàn bà há miệng ngáp , mắt đờ dại . Sực nhớ, người đàn bà ấy móc từ trong túi ra một tép giấy bằng móng tay và một điếu thuốc lá .Những chiếc móng tay dài sơn đỏ bầm , run run tách từng mép giấy , lộ ra chút bột trắng tinh . Tay kia cầm điếu thuốc chấm vào , xoay nhẹ , rồi bật quẹt đốt điếu thuốc , ngửa cổ rít một hơi nổi cả gân xanh . Lơ mơ một chặp , người đàn bà mở choàng mắt như vừa tỉnh ngủ ." Tao vừa lên trời đấy ! " , rồi cười khè khè :" Mầy có mấy đứa em ?".  " Ba đứa !". Đôi mày vẽ cong ,mảnh và sắc như trăng mồng bốn của người đàn bà nhướng lên hết cỡ . " Trời đất ! Vậy mà tụi tao chẳng đứa nào biết ! Chị Hai ơi ...là chị  Hai ! Đã làm cái nghề này mà cứ
sòn sòn đẻ làm chi cho khổ ! Báo hại cho tụi nhỏ rồi !" .Cô bé tỏ vẻ khó chịu :" Má cháu nói...má làm nghề quét đường ban đêm ở thành phố kia mà...". Người đàn bà bật cười sằn sặc :" Quét đường ?! Đứng đường thì có ! Mà thôi...cô tìm nhà báo cho mấy đứa biết mà tự lo liệu nuôi thân ! Đừng chờ má tụi bay nữa ! Còn ít tiền cho cháu nè ! Tằn tiện mua gạo mắm .Tiếc là ...đêm nay tao cũng biến đi nơi khác , để '' làm ăn '' dễ hơn ! Mầy lớn rán bảo bọc mấy đứa nhỏ !". " Dạ !". Người đàn bà chép hít mấy lần : " Thiệt tội cho tụi bay quá ! Thôi cô đi...!".
          Màn mưa xóa dần bóng dáng người đàn bà vừa đem tin dữ đến cho cái căn nhà mái lợp lá dừa cũ mục , vách đất liêu xiêu...
          Sáng mai mẹ về thôi mà !
          Sáng mai mẹ thế nào cũng về ?!
          Sáng mai mẹ...
          Lũ trẻ ngày nào cũng cãi nhau chí chóe , cũng ngong ngóng đầu đường về việc mẹ có về hay không . Mẹ ơi ,về đi- cô bé ôm  thằng Út khóc thầm trong đêm thứ tư- con sẽ la rầy tụi em để cho mẹ ngủ cho đẫy giấc ,con đi chợ , nấu cơm canh thật ngon cho mẹ ăn lấy sức , rồi xách nước mẹ tắm trước khi đi làm...
          Năm ngày...mẹ vẫn biền biệt . Vậy là bà bạn má nói thiệt . Tin dữ ấy vỡ ra . Biết chuyện ,cô bác ,hàng xóm đến thăm , người cho gạo , người cho tiền , quần áo cũ . Có chú bắc thang gột sửa lại mái nhà cũ nát...
          Rồi cũng giống như giòng nước mắt...những đỡ đần , chia xẻ lúc khốn khó ngày càng vơi dần , cạn kiệt .
          " Phải tự kiếm ăn thôi !".Cô bé rầu rĩ bảo tụi em . " Bằng cách nào , chị Hai ? ". " Ờ , tao nghĩ miết mà  chưa ra ! Đứa nào cũng ốm nhách ,nhỏ xíu ,ai mà thuê mướn ! Tao nói vầy ...đến mùa ta mót lúa , lượm củ mì ...Hết mùa ...dắt ăn xin nhen ! ". " Ăn xin là xin ăn ấy à ?" . Thằng em lên tám tỏ vẻ biết :" Ăn xin à  ? Biết rồi.. !". Cô em kề chộp hỏi :" Sao biết ? ". " Hôm bữa tui thấy một bà già lưng còng sát gối vào quán xin tiền ! Đến bàn ăn nào bả cũng xin !" . " Có ai cho không ? ". " Ui , tui thấy nhiều người ngó lơ , lắc đầu . Chỉ có vài người cho thôi !" . " Thôi im hết ! Tao nói ngày mai , chị em mình đi ăn xin ! Không cãi nữa !".
        ...Cô bé ngậm ngùi khi nhớ lại những năm tháng cơ cực , dắt díu nhau lang thang , xin từng đồng lẻ từ lòng thương của bao người . Chị em đứa nào , đứa nấy cũng bị nắng gió nung nám mặt mày , áo quần rách rưới , nhem nhuốt ,tóc cháy đỏ quạnh . Những ngày mưa dầm ,đường xá lụt lội , đành phải ru rú ngồi dưới chỗ còn khô ráo , ngó mưa giăng kín trời . Để đêm về , cái đói cõng theo cái lạnh , luồn từ bụng ra ngoài da , khiến mấy chị em chỉ còn biết ôm nhau nằm co ro , khóc ri rỉ , rồi lả đi trong giấc ngủ chập chờn...
         Những năm tháng ấy , cô bé gần như thuộc làu biết bao nhiêu là ánh mắt . Ờ, những ánh mắt không phải lúc nào cũng đi đôi với áo quần ,trang sức ...khoác trên người  mà chị em cô bé hơn một lần ngửa tay xin chút tiền lẻ.
         Nhưng , cũng giống như nỗi cay cực và tủi nhục , cô bé như quên hết những cái nhìn khinh miệt , khó chịu ,thậm chí dọa nạt . Để chỉ còn sót lại ánh mắt và nụ cười lộ chiếc răng khểnh ấy như nhớ mãi chiếc áo đẹp mặc giữa ngày xuân ..
        ...Ngôi nhà sát đường , có tàn cây trứng cá ,trùm cả mái hiên . Chiều nào hễ về ngang qua ngôi nhà ấy ,bọn nhỏ thế nào cũng tấp vào lượm những trái trứng cá chín đỏ mọng , rụng đầy gốc ,ùm ngay vào miệng . " Ngon lắm ,chị ăn đi !" .Cô em kề đưa cho cô bé một nắm .Ừa , lạ gì cái vị ngọt lịm , thơm ngậy mùi xôi nếp năm nào mẹ nấu . Cũng nhờ tọng vào bụng mớ trái trứng cá mà bọn nhỏ cũng đỡ kêu đói mệt .
          Một chiều ,bọn nhỏ túa vào , nhưng rồi ỉu xìu , mắt ngóng lên tàn cây ,vẻ thèm thuồng . Dưới gốc sạch bong , còn nguyên vệt chổi mới quét . Cô bé cũng ngẩng  lên nhìn . Ôi , lấp ló đỏ vàng biết bao là trái chín đầy nhành cây . "A ! Muốn hái hả ? " . Có tiếng con trai từ trong nhà vọng ra . Cô bé giât mình ,hai đứa nhỏ dớn dác ,hoảng sợ .Một ''cậu bé ''- à, hồi đó mình thấy ảnh nhỉnh hơn cậu bé một chút - hiện ra dưới hiên nhà , nhoẻn cười . " Hái chứ ? Chuẩn bị lượm nhé ! ". Thoắt cái , cậu bé đã leo tới chạc cây to nhất ." Giở mũ nón ra hứng ! ". Thế là những trái trứng cá chín mọng không ngớt thả xuống . Mấy chị em đua nhau hứng , lượm.
 Lâu lắm , mới có dịp cười vui thỏa thích . Cậu bé leo xuống , chợt hỏi :" Ăn khoai lang nữa nhé ! ". " Dạ ...". Cậu bé nhanh nhẹn vào nhà bưng ra rổ củ ." Mình mới nấu đấy ! Đưa túi đây ,bỏ vào cho !". " Thôi ạ , nhiều quá rồi ! ". Thằng Út lạ lẫm ngó trân cậu bé . " Chà,  thằng nhóc kháu quá!" . Và nụ cười lộ chiếc răng khểnh làm cho thằng Út nhoẻn cười theo .
       ...Sau đó ít lâu , một chiều trên đường về , quen lệ , hai đứa nhỏ lại chạy ào đến gốc cây trứng cá , tranh nhau lượm trái chín rụng . Còn cô bé lại mơ hồ mong ngóng một cái gì đó mà chính cô bé cũng chẳng hiểu . Trong nhà vẳng ra tiếng chuyện trò rôm rả . Bỗng ,một giọng đàn bà chua loét vọt ra :" Ê ! Làm gì đó ? ". " Dạ ..., lượm trứng cá ạ ! ". " Ừ , lượm thì lượm ! Chớ bày thò thọc rồi lỉnh mấy thứ khác đó nhen ...". .Trái trứng cá đứa em đưa, vừa  bỏ vào miệng chợt ứa ra vị đắng nghét .Cô bé cố nuốt , gọi nhỏ : " Ba , Tư đi nào !". Tụi nhỏ ham lượm quá chẳng đoái hoài tiếng chị gọi . Cô bé xốc nách thằng Út ,  dượm chân định đi nhưng ghìm lại vì nghe có tiếng đàn bà khác nói : " Ai mà chị nói vậy ?". " Lũ con  mẹ Hồng ấy mà ! Ai đời làm điếm mà cứ thả cửa đẻ vô tội vạ ! Tới bốn , năm đứa chớ ít gì ! Mỗi đứa một cha . Ngay cả mẻ cũng chẳng biết cha đứa nào là ai...". " Vậy à ?! Chà ...chà !". Tiếng người đàn bà vừa kể chợt hạ giọng : " Nghe nói mẻ bị nhiễm hát-i -vơ ( HIV) , chuyển bệnh , sắp tiêu ...". " Thật à ! Khiếp quá ! Vậy là...bọn nhỏ côi cút..."
       Nghe đến đây ,đầu cô bé quay cuồng ,mắt sầm tối ,lòng quặn thắt . " Trời ! Mẹ ...ơi !". Lát sau ,cô bé mới len lét lôi hai đứa nhỏ , lầm lũi đi một hơi , không một lần hé mắt lại nhìn  …Có đến nửa năm…cô bé lảng tránh thật xa con đường có ngôi nhà với cây trứng cá như trốn một sự thật kinh khủng . Nhưng rồi cũng một chiều , lơ đễnh thế nào cô bé lại dắt em qua con đường ấy , giữa lúc con mưa đuổi sau lưng đột ngột . Cô bé lôi tấm nhựa rách lỗ chỗ , vừa kịp quàng qua vai thằng  Út .  Còn hai đứa nhỏ nhanh chân chạy ùa đến nấp dưới tàn cây trứng cá  . Mưa rậm hột , xiên chéo rồi sầm sập trút nước .  Cô bé ẵm thằng Út ẹo sườn chạy lấp xấp  ,rồi cũng tấp vào chỗ mấy đứa nhỏ đứng đụt mưa  . Chẳng mấy chốc ,nước mưa lọt qua tán lá ,rơi xuông thấm ướt cả vạt áo . “ Ê !, Đưa mấy nhỏ vào nhà đụt mưa …!”. Cô bé quay qua , à là “anh” ấy ư ? .Chẳng đợi nhắc thêm lần nữa ,hai đứa em vùng chạy tọt vào mái hiên . Thằng Út ngọ nguậy ,chân chòi đạp ,đòi xuống . Cô bé ôm ghì em , chôn chân dưới gốc cây trứng cá . Lại có tiếng gọi to hơn của cậu bé . Nếu vào đụt mưa mà gặp cái giọng đàn bà chua loét , khinh rẻ ấy lùa ra khỏi cửa thì sao ? Không ! Vừa lúc đó , cậu bé quáng quàng đâm đầu vọt ra , chộp liền lấy cánh tay cô lôi vào nhưng tới cửa cô bé dằn chững lại . Thằng Út quẫy mạnh ,nhoài xuống , lũn chũn chạy vào trong . “ Khùng hả ! Ướt hết rồi kìa !”. Giọng vỡ của cậu bé gần như quát lên . Nhưng rồi , cậu  cười ngay và quay vào trong nhà . Thoáng chốc cậu lại quay ra , tay bưng đĩa bánh chất đầy nào bánh thuẫn , bánh in , có cả mấy miếng ga-tô…Cậu ngoắc ba đứa nhỏ lại : “ Nào ,xin mời ! Bánh cúng rồi , cứ ăn cho đã nhé ! “ . Nãy giờ cô bé vẫn nép bên ngoài , vẻ mặt nơm nớp lo sợ .
       Loáng một cái , đĩa bánh sạch sành sanh . Những đôi mắt trẻ con long lanh hơn , mặt mày đỡ ỉu xìu hơn . Cô bé vẫn đứng ngoài cửa , mặc gió hắt những giọt nước chảy từ mái hiên xuống tấp vào người . Lại lần nữa , cậu bé nhoài người ra , nắm tay cô bé lôi vào trong hiên .” Nhà đi vắng hết , đừng ngại…!”. Chiếc áo mặc đã xỉn màu , giờ nước mưa làm dính bệt sát vào vào làn da cô bé .” Vào trong … lau cho khô…”. Cậu với tay lấy chiếc khăn bông , vắt lên vai cô bé . “ Không sao đâu ! Quen rồi mà …”. Cô bé chống chế nhưng rồi sau cái ẩy từ sau của cậu bé , cô đã lọt vào vào căn phòng nhỏ liền chái hiên . Cô bé gần như nín thở , đứng yên một chặp . Cô bé không dám rút chiếc khăn vắt trên vai lau mặt mà chỉ lật vạt áo lên chấm nhẹ . Chiếc áo sũng nước . Mưa còn lâu và đường về nhà còn xa . Dầm luôn áo ướt thế này dễ bị cảm lắm . Mà mình đau cảm thì… Nghĩ thế cô bé liền cởi áo , vo lại , rồi khom người vắt kiệt nước . Bỗng cánh cửa bật mở . Cô bé thảng thốt ngẩn lên , cũng vừa bắt gặp cậu bé thò đầu vào . “ Ơ ! “. Cô bé kêu lên. Trong một khoảnh khắc , cô bé chợt nhận ra trong ánh mắt cậu con trai một tia sửng sốt kỳ lạ , tia mắt ấy có sức mạnh lạ lùng , khiến nó co gập hai cánh tay cô bé lại che lấy ngực và phả vào mặt cô luồn hơi nóng ran .
        Rồi đầu cậu bé lại thụt sau cánh cửa tức thời , thay cho một vật gì đó bay đến tấp lên đầu cô , rơi xuống . Cánh cửa đóng sầm . “ Áo quần khô… của chị mình hồi nhỏ đó …thay đi ! “. Tiếng cậu bé vọng vào . Cả người cô bé vẫn còn cứng đờ . Đến vài giây …cô bé mới cuối nhặt bộ quần áo . Khi sắp ngước lên ,cô bé sực ngó  vào ngực mình , và ôi trời , sao tự dưng lại…Cô bé sững sờ , mặt nóng bừng . Chẳng biết từ lúc nào mà trên ngực cô lại mọc ra một đôi trái cau nhon nhỏn…
      …Chần chừ một chặp rồi cô bé cũng mở cửa bước ra . Cô bé cúi gầm thẹn thùng trả lại chiếc khăn bông và bộ quần áo cũ . “ Ủa ! Sao không thay ?!”. “  Không ..không  …” . Cậu bé cũng không dám nhìn cô bé . “ Ờ …Ờ …Lại ăn bánh ! Bánh ít lá gai ! Nào , mấy nhóc , ăn nữa đi nào !”. “ Dạ thôi , no ứ ự rồi !”. Cô bé ngó chừng ra cửa rồi thèn lẹn dừng mắt ngó một tờ giấy to , có chữ ,có hình vẽ treo trên vách . “ Báo tường năm ngoái của lớp đấy !”. Cậu bé lên tiếng . Hứng chí hay sao ấy , cậu đến gần , chỉ vào một cột chữ dài : “ Đây là bài thơ của mình . Đọc thử đi … “. Cô bé đỏ mặt , lắc đầu nhưng môi lại hé nụ cười và mắt vẫn chăm chăm ngó những hình vẽ ngộ nghĩnh . “ À ,quên hỏi…đọc được chứ ?”. Cô bé lại lắc đầu, bối rối cười gượng . “ Không biết đọc thật à !?”- Cậu bé ngạc nhiên . “Chị Hai không biết một chữ gì hết …!”. Con bé Ba ngứa miệng nói liền . Cậu bé vỗ trán ,chợt nghĩ điều gì đó liền sải vội vào nhà trong , cầm ra một cuốn sách  cũ  quăn queo . “ Sách học vần hồi học lớp một ấy mà …Đây này ! “. Mấy đứa lớn xúm vào nhìn cuốn sách trên tay cậu bé ,vẻ lạ lẫm ,thích thú . “ Chữ A nè…chữ B nè ! B  mà ghép với A thành chữ BA “. “ A ! Hay quá  ! Nhưng BA là gì ? . “ Là  ba…là cha đấy !”. Nhưng tụi em làm gì có ba ,à ,có cha !”. Thằng Tư kêu lên .  “ Hả ?! Không có…ba thiệt à ?”.  Cô bé không ngó vào sách nữa , đột ngột đứng lên : “ Hết mưa rồi ! Đi về thôi ! “. “ Này , cầm cuốn sách về , nhờ ai đó chỉ học ! ” . “ Cậu bé dúi vào tay cô cuốn tập rồi nói thêm : “ Nếu chịu khó học , chỉ nửa năm thôi …là biết đọc , biết viết nữa !”. “ Dà…”. Cô bé  “dà’’ cho có lệ . “ Nhóc này cầm thêm bánh ít cho chị ! “.
        Cô bé định nói “ cám ơn “ thì lúc đó có  tiếng phụ nữ kêu ơi ới trước hiên : “ Dũng ơi ! Mẹ về đây ! “. Cô bé tái mặt , ngó sững ra . “ Chà ! Ai cho tụi bây vào đây ? “. Thôi rồi, cái giọng chua loét ấy ! . “ A ! Mẹ về !”. “ Cái tụi này…quá trớn rồi ! Thôi xéo ! “. Mấy chị em líu ríu bấu víu nhau lủi thủi bước ra cửa . “ Dũng ! Mầy không sợ lây cái thứ này  vào trong nhà à ? . “ Mẹ ơi , hôm nay mẹ đi lễ chùa nào vậy ? “. “ Chùa ?! Ê ,đừng có xỏ xiên mẹ nghen con …”.
      …Đêm đó , cô bé trằn trọc thức đến gà gáy sáng . Trong ánh đèn dầu lù mù , cô soi mặt mình qua chiếc gương mẹ để lại . Có một chút gì đó mịn hơn trên gương mặt hốc hác .Lần đầu trong đời , cô bé thấy đôi mắt mình sao mà buồn thăm thẳm . Rồi cô bé nhớ lại chuyện xảy ra lúc chiều . Cô miên man suy tính để rồi …Sáng hôm sau , con bé Ba hỏi :  “ Chị Hai ơi , sao bữa nay không đi…”. Cô bé kéo ba đứa em chụm lại , rồi nhỏ giọng mà nước mắt muốn ứa ra  : “ Từ bữa nay…chị em mình …không…đi ăn xin nữa…”. Con bé Ba kêu lên : “ Ơ , vậy lấy tiền đâu mua gạo , mua mắm hả chị Hai …?”. “ Chị …chị kiếm việc làm…”. Thằng Tư chụp hỏi liền : “ …như mẹ  hả ? “.  “Không !”.  Đột nhiên ,cô bé nổi cơn giận , tát  thằng Tư cái “ chát’’ . “ Chị …hu…hu…”. Cô bé ngây người , rồi sụp xuống ,ôm chặt lấy đứa em vừa bị tát ,òa khóc . Rồi cả chị lẫn em cùng khóc theo …

                                                                          3

      …Chừng này ,tối qua ảnh đã đến…Thật kỳ lạ ! Cứ như trong mơ , chao ôi , cuộc gặp gỡ . Có đến nơi này một lần nữa không ? Có nhận ra con bé khốn khổ , tủi nhục ngày nào …Ánh đèn đường lẫn hàng phố bỗng tắt ngủm . Cứ như thổi phụt ngọn đèn dầu thắp ở nhà . Bong tối trùm xuống , tiếng ồn ả vơi dần . Chà , điện cúp thế này làm sao bán cho hết bánh ?
         “ A ! Bé bán bánh đây rồi ! “ . Tiếng reo của ảnh . Đúng là chàng trai tối qua và hình như ai đó cùng đi phía sau. À, một cô gái . Có gì đó làm nhoi nhói tim cô bé . Chàng trai với ra sau , nói ; “Nào em ! Tối nay anh mời em thưởng thức món bánh ít lá gai nhưn dừa “. Tiếng con gái nặng như chì  : " Thôi  !  Thôi ! Đi nơi khác cho rồi !  Chỗ này ớn lắm ! " . Chàng trai năn nỉ : " Thì nghỉ một chặp đã ...!  Nào ngồi ghé vào đây ...Bé lấy cho anh vài cái bánh ít nhé ! " .Tiếng chàng trai gọi chỉ cách lưng cô bé chừng ba bước chân . 
               
                                                                 
        
   

    


                                                                          

        Chọn mấy cái bánh đều và đẹp nhất mà lúc còn điện sáng đã để mắt tới , cô bé đứng dạy đưa cho chàng trai : “ Mời anh chị ăn thử ! “. “ Ăn thiệt chứ thử gì “. Liền đó là tiếng cười giòn tan .
       “ Không ăn đâu…” .  “ Không ăn đâu …!”.  Giọng cô gái dấm dẳng . “ Em ăn lần nào chưa ? “ .
“  Chưa ! Bánh gói lá lại bán vỉa hè nữa…mất vệ sinh thấy mồ …!” . “ Còn anh ăn hoài có thấy mất…gì đâu ! “ . “ Đừng ép những gì mà người ta không thích  !” . Trong cái im lặng của ảnh và chị ấy ,cô bé thấy nhịp tim mình thắt lại  .  “ Cứ mỗi lần giỗ chạp là nhà nào ở quê anh…cũng làm bánh ít lá gai . Thành nếp xưa , không biết đơi nào !” .  “ Hay đấy ! Sao anh không  đem vào “ ngâm cứu “ phong tục mà theo ngành y ?! “ . Chàng trai vẫn tiếp tục nói : “ Bánh ít có hai loại . Một loại trắng , hình vuông dẹt , hơi mằn mặn . Còn loại này màu đen , hinh tháp ,ngọt thanh …Em thấy có gì đáng để không ? . “ Chẳng có gì !” . “ Một cặp “ phạm trù” đấy ! “ . Cô  gái  bật cười . “ Không tin à ? Đen -trắng , mặn – ngọt , phẳng – chóp … “ . “ Còn gì nữa ?” . “ Và một câu ca …” . “ Vọng cổ chứ ? “ . “ Nghe nè : Muốn ăn bánh ít lá gai…lấy chồng Bình Định cho dài…đường đi …” . “ A ! May quá …em chưa ăn …” .
       “ Ngồi yên ! Biết cái gì đây không ? “ . Cô bé giật mình nhận ra không phải giọng của ảnh . “ Một vỏ chai …?! “ .  Cô bé ngoái đầu ,căng mắt coi thử .  Trời , hai gã quậy tối qua…”Đúng là vỏ chai …nhưng giờ thì đựng một chất nước hủy diệt…Gọi là gì mậy ? “ .  “ Dạ…là a-xít sun-fu-ric ! “ . gã đàn em đáp  .  “ Ừ đúng !  A-xít đậm đà..Chỉ cần vài giọt là biến  gương  mặt  xinh xẻo này …” .  gã trùm cố ý nín bặt .  Các anh …định giở trò gì vậy ? “ .  “ Mượn cô em này…vào trong công viên …một chút thôi ! “ .  “ Hả ?!” . Cô gái thảng thốt kêu lên . “ Tôi gọi…” – chàng trai dằn giọng . “ Gọi ai ?! “- Gã dứ dứ cái chai , vờ mở nút . “ Có muốn cái mặt còn nguyên không ? “ . Cô bé thấy mặt cô gái lúc này úp vào ngực ,còn cánh tay choàng qua vai chàng trai bấu chặt . “ Nào ! Đi với anh !” . Gã trùm chẽo chợt nói , một tay thò níu áo cô gái . Tay cầm chai gã thôi dứ dứ mà buông thõng ngang hông . Chỉ chờ có thế , cô bé chồm dậy ,chộp ghì cánh tay cầm chai của gã trùm cắn nghiến một cái .  “ Á !” . Gã rú lên một tiếng thất thanh ,cái chai rớt xuống nền đường lăn lổn  cổn . Gã vung mạnh cái tay bị cắn , văng tục . “ Cướp !  Cướp ! Bà con ơi ! “ . Chàng trai hét to . Gã trùm xoay người gạt mạnh làm cho cô bé bật ngã bổ xuống vỉa hè . “ Ối ! “.  Lúc đó có tiếng còi ré lên , tiếng người í ới , náo động cả một đoạn đường . Hai gã thấy không ổn , thót qua bờ tường , biến dạng vào công viên   .  Chàng trai gỡ cánh tay cô gái lúc này còn ôm chặt cứng , sải tới chỗ cô bé đang nằm sóng sượt …
       …Cô bé lơ mơ nghe ai đó nói tiếng được , tiếng mất . “ Sao mậy ? Đầu con bé có sao không ? “ . “ Khám kỹ rồi…không có gì đâu …ông Tư ! “ . ‘ Khỉ thiệt ! Gửi mầy coi ngó có vài bữa mà để xảy ra chuyện . Thật tội  ! “ .  “ Con đâu có ngờ …” . “ Mầy đâu có ngờ…mới ra khỏi bến xe…đã bị lột sạch chớ gì …” . Có tiếng cười .  “ May có ông Tư lúc đó , chứ không thì gay go !” . “ Thì nghe qua cái giọng mầy là tao biết dân ở đâu !  Cả con bé này nữa …” . Đúng là tiếng ông Tư . “ Này , quyển sách mầy cầm là của con bé phải không ? “ . “ Sao ông biết ? “ . “ Thì ngày nào hễ không có khách là tao thấy nó giở ra học , rồi nghuệch ngoạc viết chữ ! “ . “ Vậy à !  Thế chứ ! Ông Tư tin không ,quyển sách này trước là của con…Tên con ghi đây này…”  .Mắt cô bé chơm chớp rồi mở choàng . Chàng trai cuối xuống , mừng quá reo lên :  “ Tỉnh rồi ! Ơ kìa …sao em lại khóc  …” .
               
       
   

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Truyện ngắn: Lão mai mộng ký



            Với Thuần, thì dãy núi có nàng Vọng Phu ẵm con ngóng chồng hóa đá, có điều gì cứ ám ảnh anh suốt mấy năm nay. Chả là, trong lần lang thang lục sục tìm cây canh- một thứ đam mê và cũng là một việc kiếm thêm tiền mua thêm cây. Thêm chậu mà khỏi cần phải xén vào mấy đồng lương còm cõi, xứng với những việc làm làng nhàng mà một công chức nhì nhằng như anh được hưởng- chẳng hiểu sao, anh lại phăm phăm một mình len lõi, luồn lách leo lút lên một ngọn núi chỉ có đá chồng đá, chất ngất. Đá chất chồng không đều, tạo nên những hang hốc hun hút., cây cối rậm rì, chen chúc với đá. Thuần nghĩ mệt trên một thớt đá rộng đến năm bảy người nhìn nối tay nhau vẫn thừa. Anh thoải mái ngắm nhìn trời mây bảng lảng, lâng lâng dõi theo từng chân núi lô xô chạy ùa ra đùa với lớp lớp sóng biển, và biển cũng đáp lại bằng những nụ hôn vỗ về trắng xoá, bất tận.
            Rồi như có một linh cảm kì diệu nào chẳng rõ, Thuần ngoảnh về phía trái. Tức thì lọt ngay vào mắt anh một dang thân cây “đổ” giữa khoảng trống hai tảng đá, ngọn ngóc lên trong rất có “thế”. Thuần bật dậy, không quên dè chừng một vực đá rộng chừng hai sải tay, sâu hoắm, ngăn cách thớt đá anh đứng với dáng cây vừa thấy. Toát cả mồ hôi hột…Thuần mới lò dò vượt qua bên kia vực.Anh mới bàng hoàng khi thấy cành thưa thớt vài bông hoa cuối mùa màu trắng ngọc. Phải leo lên một tảng đá nữa,Thuần mới lần ra gốc cây sần sì, già cỗi. “ Tuyệt quá! Bạch mai!”. Anh reo lên, tiếng dội vào vách đá âm âm. Cẩn trọng gấp đôi lúc thường, Thuần moi từng lớp đất, cố bứng nguyên bộ rễ. Bỗng lộ dần dưới tay anh một mảnh sứ màu lam ngọc. Ôi trời! không phaỉ một mảnh mà nguyên cả một chậu men cổ, chấm phá cảnh sơn khê, với nhành mai gầy guộc và những dòng chữ Hán lả tả rơi như những cành hoa trước làn gió xuân đùa cợt.
            Một cây mai thế cổ thụ, trồng trong chậu men cổ, dễ thời ngót trên trăm tuổi là ít.Thật quý giá, thật kỳ bí!
            Năm đầu, cho mãi đến cuối giêng, chậu mai già mới nở lác đác trong vườn cảnh nhà Thuần.
            Năm sau, những phút giao thừa như có ma lực, làm nẩy dần từng chút một, cho đến giây cuối cùng thì cũng vừa vặn khai nở hoa đầu tiên. Mồng hai Tết nở thêm hai hoa. Cứ thế…đến khi khai hạ thì bông hoa cuối cùng cũng sắp tàn phai. Giới chơi đồ cổ, cây thế ngày nào cũng lai vãng, người sành điệu thâm trầm thưởng lãm, kẻ có dụng ý mua bán lại vờ vịt chê bai nhưng ngấm ngầm khơi gợi mua cho bằng được với giá hời nhất. Chẳng mấy chốc giá cây và chậu cứ leo vùn vụt. Đến nổi vợ Thuần phải nổi quạu, vì cứ thấy chồng lắc đầu cười trừ trước những cọc tiền mà một vài trùm bon-sai dúi vào tận tay.
            Nhưng rồi…Chậu bạch mai đẹp lạ lùng và kỳ bí ấy vẫn cứ rời anh như một định mệnh. Đổi lại nụ cười trở lại trên môi đứa con gái Thuần chẳng may bị bệnh hiểm nghèo, nếu như không có món tiền mà một trùm bon-sai sốt sắng, lẹ tay ấn vào tay vợ Thuần.
            …Năm nay, đúng ngày tiết Thanh minh, Thuần lại nhằm hướng núi ấy leo lên.Gần hết buổi sáng loanh hoanh, nghiêng ngó sục tìm, đến trưa anh mới đến đúng thớt đá năm nào nhìn thấy cây bạch mai. Thuần với chiếc gùi đặt trên đá. Cả buổi sáng chẳng đến nỗi công cốc: dù sao trong gùi cũng có vài cây ưng ý vừa sam, cần thăng, bằng lăng và nhất là một cội ngâu già cằn cỗi.
            Nắng nhợt nhạt, thinh không lành lạnh. Núi và biển bớt nô đùa nhưng lại đằm thắm, nồng nàn hơn ngày nào. Thuần ngó xuống phía đồng bằng, cảnh vật lờ mờ, u uẩn.
            Nuốt xong lát cơm chấm muối vừng cuối cùng, tu mấy ngụm nước, Thuần chụp cái mũ vải lên mặt, định bụng ngủ một giấc.
            Dường như lúc này khói mây bảng lảng, nắng luễnh loãng và chợt sơn khê trầm lắng, Thuần lơ mơ nghe như tiếng ngâm nga: “Ngẫu lai tùng thụ hạ. Cao trẩm thạch đầu miên, Sơn trung vô lịch nhật. Hàn tận bất tri niên” (*) . Rồi nửa mơ, nửa tỉnh, Thuần nghe như là tiếng gọi.
            “Cố nhân!”. “Ai đó? Phải gọi tôi không?”. Như là mừng rỡ: “Ta là bạch mai già cỗi mà cố nhân tương ngộ mười năm trước…”. “Ôi, là…bạch mai…ấy ư?”. Như có gì man mác: “ Đúng rồi! Cố nhân quả chưa quên! Có điều…Cố nhân có biết…nay ta đã về với cát bụi…”. “…Có nghĩa là…!”. Như là tiếng cười khà: “Cả đời phiêu bạt, chứng kiến bao bể dâu, tan hợp…Kể ra cũng đủ lắm rồi…”.
            Lặng đi như có một uẩn khúc: “ Muốn nhờ cố nhân một việc…Chẳng hay?”. “Thưa! Dù khó đến mấy… xin vẫn được nhận”. Như có cái gì hiền từ, độ lượng: “ Chớ vội vàng hứa khi chưa biết việc nhận làm như thế nào…”. “ Thưa…”. Lặng một lát, lại hỏi: “Có điều gì ám ảnh cố nhân?” Tuần vội xổ lòng:“Lão mai ơi! Mười năm nay… lúc nào trong lòng kẻ hèn mạt này cũng ám ảnh, nuối tiếc. Bởi vì…cái đẹp diệu kì biết có ngày nào tương ngộ một khi đánh mất " . Như có khoảng lặng trầm tư: “ Cố nhân muốn biết những gì thuộc về ta ư?”. “Thưa vâng!”. “Chỉ ngại cố nhân không muốn nghe…!”. “Dù có phải nhọc nhằn tìm kiếm khắp núi rừng này một khi tin rằng sẽ có cái đẹp luẩn quẩn đâu đó, huống chi chỉ có một cái việc nghe để giải đi nỗi ám ảnh, dằn vặt trong lòng…”. “ Thế thì được! Được đấy!”.
            Mộng thực hay chỉ là tâm tưởng? Thật khó mà phân biệt trong bảng lảng khói mây, trong chút gió xao lá mơ hồ dệt nên câu chuyện…
2
            Sau những ngày hoan lạc dưới ánh nắng ấm áp và làn gió xuân hây hẩy, có một chiếc hạt từ cội mai già hàng trăm năm, trăm tuổi rụng xuống triền dốc núi. Một cơn mưa nhỏ cũng đủ cuốn chiếc hạt căn mẩy, đen chín mong, đọng lại trong một cái hốc, rồi bùn đất lấp lên một lớp mỏng.Nắng mỗi ngày thêm ấm và đêm về cũng bớt đi rét mướt để không lâu chiếc lá cựa quậy nảy mầm, rồi nhú lên khỏi mặt đất, đón lấy tia nắng ban mai đầu tiên. Như muôn loài cây cỏ khác, từ chiếc hạt ấy, ta đã chào đời và cũng tìm cho mình một chỗ dưới ánh mặt trời rực rỡ.
Mùa lại mùa trôi qua; hết nắng hết mưa, rét tàn nhường cho cái nóng đến quắt queo cả núi đồi. Mặc, ta lớn lên, từng chút từng chút một.
            Một đêm gió mưa dữ dội, nước cuốn phăng phăng bao đất đá từ trên cao ào ào ập xuống. khủng khiếp hơn, đất dưới chân ta bỗng rùng rục nức toác ra, thành một vực sâu hoắm. Ta bật gốc chỏng chơ, ngọn lộn cắm xuống đáy vực. Đằng đẳng gồng mình chịu đựng mọi thứ khắc nghiệt, thế rồi ta cũng “qua” được …à, bây giờ, con người nói chữ như thế nào?”. “Thưa! Là…là “tồn tại! ". "À  , ta tồn tại…”.
            …Không biết bao nhiêu mùa trôi qua, trên sườn núi xa xôi, cây bạch mai vẫn đổ lả thân xuống vực nhưng ngọn thì cứng cỏi vươn lên.
            Ngày ấy…cũng giống như ngày tương ngộ cố nhân mười năm trước…
            Lúc ấy vãng chiều…
            Liêu xiêu rồi chỉ còn vương vấn vài sợi nắng vãi trên chỏm núi. Lạ lùng sao có tiếng gì vừa cất lên. Chẳng phải nhộn nhạo líu lo, ríu rít của loài chim; tiếng rỉ rả, nỉ non trong đất, trong lùm cây, bụi cỏ của dế, ve sầu; hoặc tiếng hú gọi bầy, tiếng tác tìm bạn cùng những con thú đêm đêm… Tiếng của con người! Cây cỏ quanh ta rầm rì bảo nhau “ Ôi! Quan Chánh sứ ơi! Một cội mai trắng đang nở kìa! Đẹp làm sao!”. Giọng người trẻ xuýt xoa. “Đâu nào! À! Đẹp! Quả là đẹp!”. người vừa đáp có mái đầu tưởng như vừa được những cánh hoa trắng rơi phủ kín, ánh mắt buồn buồn chợt nảy lên: “ Ngày mai rời xa nước mà gặp mai nở giữa chốn biên ải này, thật là điểm tốt! Điềm tốt!”. “Thưa…đúng thế…bẩm quan…”. Người già mỉm cười rồi ôn tồn nói: “Cùng vãn cảnh, thưởng lãm cái đẹp tất ngươi phải xung tụng phẩm hạnh chi cho nhọc!...”. Người trẻ cúi đầu nhỏ nhẹ: “Con tập bẩm trình cho quen miệng với chức vị của thầy vừa được ban cử …”. “ Thôi! Hãy để đầu nhẹ nhõm mà thưởng ngoạn…” Người trẻ vâng dạ, rồi say sưa ngắm từ cánh hoa mỏng manh cho đến những chiếc rễ cội mai lồi lên sườn núi đá khô cằn. Những ngón tay của chàng trai trẻ khẽ mân mê lớp vỏ sần sùi, lần theo dáng đổ, miệng không ngớt trầm trồ. “Thầy ạ! Cái hố lở này chỉ liếm thêm ngang tay nữa thì cội mai bị vùi lấp lâu rồi ạ!” . “ Ngươi cứ quen “ giả như, giả như”… Sao không nghĩ : chính nhờ cái hố này cội mai đã có được dáng thế tuyệt đẹp này!”. “Thưa…Quả thầy dạy chí lí!”.
            Rồi những sợi nắng vãi trên chỏm núi cũng bay biến mất, để nhường chỗ cho tấm khăn voan mỏng mảnh sắp choàng lên. Người già chợt hỏi: “ Ngươi định mang cội mai về kinh sư à?”. “ Chàng trai trẻ vội đáp: “ Thưa…con cũng có ý như thế thật! Chẳng có gì qua được mắt thầy!...” Người già cười: “ Ta còn đoán ra… ngươi còn đem cội mai tặng   cho nàng tiểu thư họ Phạm nữa kia!...”. Chàng trai đỏ mặt, bối rối. “Thưa…đúng ạ!”. “ Ta nghe nói…Phó Lãnh binh họ Trần cũng ngắm nghé có ý dạm hỏi Phạm tiểu thư?”. “Con…cũng có biết ạ!”. “ Chà! Gay thật! Gay thật! Không khéo giữa ngươi với Phó Lãnh binh họ Trần kia…”. Người già bỏ dở câu nói, trầm ngâm một lát rồi bảo: “ Được ngắm mai nở trong giá rét chốn biên cương hiu quạnh dù sao cũng thích hơn chốn viên gia…Nhưng để có món gì tặng cho Phạm tiểu thư thì ngươi cứ bứng mà mang về!...”. Chàng trai trẻ hớn hở: “Con sẽ làm theo ý thầy!”… Người già ngẫm nghĩ một điều gì đó, rồi nói: “À, chuyến này đi…cố ghé qua Giang Tây. Một cái chậu men Giang tây sẽ tôn cội mai lên bội phần!”. “Trời! Thế thì còn gì bằng! Thưa… con có ý thô thiển này nữa… Trình thầy có được không ạ?”. “Thì cứ nói…”. “Thầy ạ! Trên cái chậu ấy mà có bút tích thi họa đề tặng của thầy…” Người già bật cười: “ Ta hiểu ý ngươi…Nhưng việc đó chính tay ngươi làm mới đủ tình đạt ý!”… “Chính tay con làm ư?!”…
*
                                                                                    *      *
            Khỏi phải nói…ta đau đớn biết nhường nào khi gốc rễ bị đào tróc khỏi núi non, mây gió miền biên ải, nhét vào một cái chậu chật hẹp, tù túng. Nhưng rồi ta cũng bớt chạnh lòng khi được thầy trò chăm chút, nâng niu từng chiếc lá non vừa thay. Ròng rã nửa năm ,trăng tròn lại khuyết, đoàn người đi sứ mới về đến kinh đô. Chàng trai trẻ đem ta về nơi góc vườn tĩnh lặng . Nơi đây chẳng thấy đâu núi non trùng điệp , chỉ thấp thoáng xa xa là dòng sông lững lờ và xa chút nữa hiện lên thành quách, đền đài.
            Rối thêm mấy mùa trăng tròn lại khuyết, một bữa, chàng trai đem ta đến một hoa viên có biết bao kỳ hoa dị thảo, có hồ nước trong leo lẻo, chim hót líu lo. Thướt tha,e lệ có một người con gái cùng sánh đôi với chàng trai đến gần ta: “ Chàng nói…cội mai này mang từ ải Bắc về tặng thiếp?”. “Vâng! Tiểu thư đừng chối từ đấy”. “ Ôi! Thiếp có gì xứng đáng đâu mà được chàng tặng cội mai quý?”. “ Những gì đẹp nhất ẩn chứa trong cội mai này đều xứng hết!”. “Chàng quá khen! À, hình như thủ bút…lại cả tranh vẽ nữa…của chàng à?!”. “Cũng nhờ thầy gọi…nên ta mạnh dạn thử trước khi nung…Hôm ở Giang Tô ấy mà!...” Ánh mắt tiểu thư lộ vẻ chăm chú khi đọc những dòng chữ lả tả như hoa rơi: “ Chàng…chàng…bốc thiếp lên cao hơn cả trời xanh?! Không! Thế này là không ổn…Không ổn”. “Ta nghĩ sao ghi vậy! Có gì là không ổn?”. Nét mặt người con gái xúc động: “ Thiếp…như chàng biết…bao năm rồi…rất thương…rất quí…chàng! Nhưng…cũng lo ngày, lo đem tính khí của chàng…sẽ có lúc gây cho chàng nhiều phiền lụy!”. “Nàng quá lo xa!”. “Nhưng…giả như chàng đánh mất đi cái dáng ngẩn cao đầu như cội mai này thì thiếp…thiếp…”. Chàng trai sững sờ hỏi: “… Thì nàng…?”. “…Thì trong lòng thiếp sẽ phai nhạt dần bóng của chàng!”. “Ôi! Tiểu thư!”…
            …Trước khi ra về, chàng se sẽ mân mê vài chiếc lá non còn mềm lả, rồi nói: “Từ nay…lão mai bầu bạn với tiểu thư! Tiểu thư sẽ chăm chút lão mai gấp mấy lần ta! Ấy, đừng sầu mà khô gầy, lìa xa nhân thế!”.
            Tiểu thư tiễn chàng theo lối quanh ra khỏi hoa viên… Kể từ buổi ấy…chẳng có ngày nào mà tiểu thư không đến ngắm ta, chuyện trò với ta vài lần…
            Một chiều… trong lúc miên man trong cõi mông lung, tiểu thư nào biết có một người đàn ông vừa đến.Chẳng phải chàng trai ấy đâu.Một tráng sĩ…
            “Tiểu thư! Phạm tiểu thư!”. “À! Xin chào! Phó Lãnh binh đến thăm tôi?”. “Có chút việc đã trình báo cho thân phụ nàng biết! Chuyện dân tình, giặc giã thôi mà…: Ôi! Tiểu thư đang ngắm cây à? Chà chà! Một chậu mai…Cho ta coi thử nào! Được! Có điều dáng cây ngang tàng, ngạo nghễ thái quá!Chậu có cả thi họa nữa kìa?! Lần trước đến , ta có thấy đâu!”. “Vâng! Có người vừa mang tặng!?. “Cho cụ Thượng?”. “Không! Cho riêng thiếp!”. Ánh mắt tráng sĩ chợt tối sầm. “Ra thế! Để ta xem người tặng viết gì? Hừ! Xa nước…nhớ da diết…nhớ ai? À, nhớ đàn bà, con gái, nhớ nàng…ái chà! Lòng trung quân ái quốc ở đâu mà chỉ rặt nhớ tới bóng hình phụ nữ …Lại nữa…mọi thứ đều chẳng có nghĩa lí gì nếu như không có…hả? Không có tiểu thư trong đời ta…Thế thì sơn hà xã tắc, Hoàng thượng, triều đình cũng đều vô nghĩa hay sao? Còn dòng này…ám chỉ gì đây…muốn làm vầng nhật nguyệt để…ủ ấm tiểu thư…Hà, muốn thay vua nữa đấy!”. Phạm tiểu thư kêu lên “ Quan Phó Lãnh binh! Không phải vậy đâu! Xin ngài chớ có nghĩ sai…”. Tráng sĩ bậc cười khô khốc: “ Tiểu thư đang dung chứa một cái mầm phản loạn này đấy!”. “Trời, ngài nói gì vậy!”. " Hứ !..." .   “Ngài…ngài Phó Lãnh binh! Đừng bốc lửa bỏ vào tay người…”.
            Tráng sĩ  đi xa rồi nhưng tiếng cười vẫn còn văng vẳng rờn rợn đâu đây...
*
*       *
            Thật buồn thương cho những ngày tháng kế tiếp. Ta gắng gượng, chống chọi với tiết trời, mưa nắng đất kinh sư. Chẳng biết việc lành, việc dữ gì xẩy ra mà tiểu thư sai người mang ta giấu biệt vào một vườn hoang cỏ rậm, cách gia viên không xa.Thi thoảng tiểu thư lại đến với gương mặt âu sầu. Có lần tiểu thư sụt sùi khóc, giọt lệ nóng hôi hổi rớt thấm lên mặt lá khiến ta khẽ rùng mình xót xa cho số phận của nàng.
            Một đêm ngâu ,ta chập chờn tắm mình trong làn mưa rỉ rích. Chợt có tiếng tiểu thư: “ Chàng ơi! Thiếp giấu chậu mai đây này!”. “Trời! Lão mai! Vì ta mà phận cỏ cây cũng cơ khổ theo…”. Lâu lắm ta mới đón nhận bàn tay chàng run run rờ lên thân, lên lá. Hai bóng người lặng lẽ ngồi bên , rồi ta nghe họ rì rầm… “Lúc nàng hỏi, vội quá chưa kịp đáp. Nàng biết không, ta bị lột tuốt tuồn tuột những chức vụ vốn nhỏ nhoi, chỉ còn là một tên lính thú dưới quyền cai quảngcủa Phó Lãnh binh họ Trần. Mấy tháng qua, Phó Lãnh binh được lệnh dẫn quân đi tiểu trừ đám giặc cướp sơn man. Lần nào cũng đẩy ta đi đầu , hứng chịu bao lần đá dội từ núi cao xuống, chông nhọn dưới đất hắt lên. Những việc cỏn con này đối với ta có sá gì…
            Cách đây ít hôm…Phó Lãnh binh dẫn quân vây đánh vào làng sơn cước, gông cổ mấy chục mống già trẻ, gái trai rồi gán bừa họ là giặc cỏ, phải giết sạch. Ta biết họ là dân lành vô tội, chẳng phải thảo khấu, nghịch tặc. Ta lên tiếng khuyên can. Phó Lãnh binh cười ngạo mạn, lệnh đích danh ta phải làm việc là giết hại từng người một, vào ngày hôm sau. Nửa đêm, ta lẻn vào, cắt bỏ dây trói, xua họ trốn sâu vào rừng núi. Rồi một mình, ta nhảy lên ngựa, ròng rã mười ngày, trốn chạy về được đến đây…” Tiểu thư nghẹn ngào: “Trời! Chàng ơi!”. “Gặp được tiểu thư … thế là ta mãn nguyện lắm rồi! Với triều đình, giờ đây ta là kẻ phản nghịch, khó tránh khỏi cái chết…”. “Chàng! Chàng đừng nói đến cái chết…Thiếp sợ…”.
            Lặng đi một lát, chàng khẽ nói: “Đối với tên bay, đạn lạc…ta nào có mảy may chớp mắt! Nhưng ta sợ thân phụ, rồi đến lượt nàng sẽ liên lụy…cũng may là nàng nhanh trí, giấu chậu mai…kẻ gian tà nhìn cái đẹp cũng hóa xấu…”. “Thiếp hiểu ý chàng lắm lắm! Lẽ nào…chàng lại tiếp tục bỏ thiếp trốn đi một mình mà không cho thiết cùng đi…”.
            Chàng trai nghiêm giọng: “Không!”. Tiểu thư òa khóc: “ Sống chết gì…thiếp cũng theo chàng!”. “Nín đi nào! Nếu cạn nghĩ theo ta thì chuyện ắt vỡ lỡ, kéo theo hai gia tộc cùng chết đấy…”.
            Vẫn rỉ rích tiếng mưa, vẫn rỉ rích tiếng dế trong vườn đêm rậm rịt. “Ta đem cả chậu mai này theo!”. “Không! Hãy để lại cho thiếp…!”. “Ta nghĩ kĩ rồi! nếu vứt bỏ thì không lòng nào! Để cho nàng chăm sóc thì chẳng khác nào rước cái họa lớn cho nàng!”.
            …Tiếng gà xao xác gáy đâu từ phía bên kia sông vọng lại. “ Chàng ơi! Hãy để…cho thiếp…”. “ Tiểu thư…”. “Chàng…”…
            Có tiếng người í ới gọi. Chàng trai bừng tỉnh: “ Tiểu thư! Ta…ta đi…!”. “Chàng ơi! Thiếp sẽ cố giữ…giọt máu của chàng…gửi cho thiếp!”.
3
            Trên yên ngựa và trong vòng tay chàng trai, ta lại tiếp tục dong ruổi trên bao dặm đường, đồng đất xa lạ, mờ mịt. Chàng tránh xa đường cái quan; tránh gặp con người, lẩn lút băng qua đèo cao, sông vắng. Trăng tròn lại khuyết, cho đến một ngày chàng mới dừng chân lại xứ này.
            “Bạch thầy! Xin bạch thầy cho con nương nhờ nơi cửa Phật!. Chốn trần hiện con gặp hoạn nạn…”. Chàng trai cung kính thưa với vị sư già trụ trì ngôi chùa cổ ẩn mình nơi lưng chừng núi. “Nam mô A Di Đà Phật! Cửa thiền luôn rộng mở cho bất kì ai, dù người đó mới vừa gây ra điều ác ngay ngoài cổng chùa…”. Chàng trai mừng rỡ: “ Lão mai ơi! Thế là từ nay…lão mai đã có chốn nương thân yên ổn rồi!”. “Thí chủ! Xin có lời khen…Cội mai thật trác tuyệt! Phải chăng…phiền lụy mang đến cho thí chủ có một phần do cội mai này…?”. “ Thưa! Bạch thầy đoán đúng…”.
            Và chàng đã kể ra những gì vừa trải qua…
            Từ ấy…ta được ở trong chùa tĩnh mịch, bầu bạn với lão tùng khắc khổ, mực thước; với lão đại sù sì, u nần mà thả hương thơm ngan ngát cả lưng chừng đồi, rồi còn rải xuống sân thảm hoa trắng vàng, đến nỗi tiếng chuông chùa cứ lẩn vẩn, chẳng muốn rời xa.
            Sau những khắc giờ tụng kinh, niệm Phật, chàng trai hăm hở làm mọi việc lặt vặt trong chùa, như cố ý quên một nỗi niềm sâu kín trong lòng. Thi thoảng chàng lại đến ngồi gần ta, khẽ thì thầm với ta những lời buồn thảm.
            “Lão mai ơi! Ta nhớ tiểu thư lắm lắm…Ta không biết chốn kinh kỳ…bây giờ nàng ra sao? Mong nàng…hãy chóng quên ta…Không biết bao giờ…nàng sẽ gặp lại lão mai…”. Chợt giọng chàng có vẻ vui ra chút ít: “À…, sư thầy có lời khen lão mai…nở hoa đúng Tết lắm đấy! Từ ải Bắc nghìn dặm lưu lạc đến đây…mà vẫn trổ hoa đẹp đến mức làm ngơ ngẩn cả bao khách vãn chùa...Đấy! Có người nấn ná cả buổi mà vẫn không chịu xuống núi…”. “ Mô Phật! Cái đẹp là phúc… nhưng cũng có khi là họa! Phúc họa..họa phúc thật khôn lường…”. “Bạch thầy…”.
            …Rồi cái ngày ấy…, cái ngày phúc đã biến thành họa. “Quan quân triều đình…hiện vây kín chân núi…con hãy trốn nhanh đi!”. “Nhưng…còn thầy!”. “Thầy là kẻ tu hành! Chùa là nơi để nghĩ đến việc thiện…Con chớ lo!”. “Thế còn cội mai?”. “Con mang theo… nhớ chôn cất thật kĩ… Chờ lúc yên bình rồi tính sau…”. “Con đa tạ thầy!”. “Mô Phật! Nhanh mà trốn đi…”.
            Chàng trai một lần nữa nhấc bổng ta rồi lần qua sườn núi, theo lối mòn giống như cố nhân đã leo, chàng dùng thanh kiếm đào một cái hố, rồi dặt nguyên cả cái chậu xuống, khỏa đất rồi xếp đá y như cũ. Đứng lặng đi một lát, rõ ràng chàng suy tính điều gì day dứt lắm. Chợt chàng quày quả quay trở lại lối vừa lên! Lẽ nào chàng trai trẻ bỏ mặc ta giữa chỏm đá khô cằn…?”.
            Chừng non nửa buổi, ta chợt nghe có tiếng người, xen tiếng binh khí chảng nhau chát chúa.Trời! Chàng trai trẻ ơi! Sao mà máu me đầm đìa thế kia! Và ai kia? Môt võ tướng, à chàng tráng sĩ năm nào đến vườn nhà tiểu thư!
            Tiếng chàng trai phẩn nộ: “ Ngươi quả tàn ác! Sư thầy có tội tình chi mà ngươi bắt trói?”. Tráng sĩ  bậc cười ha hả: “ Chứa chấp kẻ nghịch phản, há chẳng đáng tội chết?”. “Trong lòng thầy ta chẳng phải là tội đồ!. Trần Lãnh binh! Ông hãy thả sư thầy, đổi lại,ta sẽ đưa tay chịu trói…”. “ Ngươi chớ có đùa…Nay, mạng sống của ngươi chỉ còn trong gang tất nữa! Cái mà ta cần ngoài cái đầu của ngươi, là chậu mai…Ngươi giấu ở đâu?”. Chàng trai trẻ bật cười: “Thì ra Trần Lãnh binh cũng muốn chiếm lấy cái đẹp!”. Tráng sĩ sa sầm mặt, đoạn nói: “ Ta chỉ mang về dâng tặng tiểu thư…Mấy năm nay lúc nào nàng cũng u sầu, rầu rĩ…Ngươi không muốn tiểu thư vui vầy mà sống, rồi phải về nhà chồng à?”. “Hả? Nàng…?”. “ Chắc chắn nàng sẽ là lãnh binh phu nhân. Có khi tổng đốc phu nhân nữa chưa biết chừng…ha ha ha…”.
            Bất giác vẻ mặt chàng già đi trông thấy. “Được! Nếu đầu ta và chậu mai sẽ làm nàng vui thì còn gì bằng! Ta chấp nhận! Nhưng ngươi hãy thả sư thầy và hứa không đụng đến thầy!”. “Được!”. Trần Lãnh binh ngoắc tay hai viên phó tướng dặn nhỏ.
            Một trong hai viên phó tướng vội vàng trở xuống núi.
            Chàng trai ném thanh kiếm xuống khe đá sâu hun hút, rồi nói nhỏ đủ Trần Lãnh binh nghe: “ Ta giấu chậu mai giữa hai chỏm đá kia kìa!”. “Thế à!”. Chàng trai lẹ làng vút nhẹ qua khe. Trần Lãnh binh ngần ngừ nghi hoặc. “Qua đi chứ?”. Lãnh binh họ Trần cất tiếng cười khoái trá: “Ta thấy rồi! Ngươi quả là chính nhân quân tử! Ta sẽ qua tức thì…!”.
            Nói xong, Trần Lãnh binh tròng dây mang khẩu súng hỏa mai qua vai, tra thanh đoản đao vào vỏ rồi dợm chân lấy đà nhảy vút…Chợt, phía bên này chàng trai trẻ hét vang một tiếng, phóng người ngược hướng Trần Lãnh binh. Họ chập vào, rú lên một tiếng hãi hùng rồi cùng rơi xuống mất hút dưới vực…
*
*         *
            Tiếng rú hãi hùng trong giấc mộng đã khiến cho Thuần choàng tỉnh.Anh hoảng hốt chồm dậy, trán vã mồ hôi. Trời! Mộng thực hay hư ảo! Thuần dáo dác nhìn quanh quất.
            Nắng bàng bạc và mây, và núi đá cứ lung linh, huyền hoặc trong một ngày tiết Thanh minh…
                                                                                                            
(*) Thái Thượng ẩn giả-" Đáp nhân -thơ Đường .

Truyện ngắn: CÂY HOA GIẤY TRÊN ĐỒI



S¸ng mai, t«i vÒ nghØ hÌ. Còng nöa n¨m, thÕ mµ ®ît häc nµy sao cø dµi d»ng dÆc. Vµi thø cÇn mang vÒ nhµ, t«i ®· gãi ghÐm gän nhÑ. ChØ cã chiÕc hép nhùa, nho nhá vµ trong suèt, ®ùng ba b«ng hoa giÊy ®· thµnh x¸c kh«, máng m¶nh nh­ư cã c¶m gi¸c chØ cÇn më n¾p, nh÷ng c¸nh hoa  chÊp chíi bay lªnlµ vËt mµ t«i cø chèc chèc l«i lªn ng¾m nghÝa, råi cÊt vµo tói vµ l¹i l«i ra ®Õn giê kh«ng biÕt bao nhiªu lÇn.
VËy mµ, lóc bÐ Nga tÆng t«i ba b«ng hoa Êy, tuy cã heo hÐo như­ng vÉn ¸nh lªn hai mµu: Mét b«ng mµu tr¾ng muèt, mét b«ng tÝm ng¸t vµ b«ng cuèi cïng l¹i nửa tr¾ng, nửa tÝm. Mçi lÇn n©ng chiÕc hép lªn lµ lßng t«i xao ®éng, b©ng khu©ng, nhí ®Õn ngän nói ®¸ c»n cçi sau nhµ; nhí c©y hoa giÊy hai mµu bªn mé chÞ; nhí ¸nh m¾t xoe trßn, ®en lay l¸y, hao hao gièng m¾t t«i cña bÐ Nga. Vµ lµm sao t«i quªn ®ư­îc nh÷ng lÇn gÆp gì ®Çy Ên t­ưîng víi anh mµ khëi ®Çu lµ mét buæi chiÒu nh¹t n¾ng, cuèi ®«ng, n¨m ngo¸i

VÒ h«m tr­ưíc th× chiÒu h«m sau, t«i xin phÐp mÑ: “ Con lªn ®åi th¨m mé cha, mÑ nhÐ!”.  Tr×u mÕn, mÑ dÆn:" Ừ! Nhí ®em theo nÐn hư­¬ng th¾p. Chµ, con g¸i  cña mÑ lín råi ®Êy!”. “ D¹ ! ”.
Ch¼ng cßn nh¶y ch©n s¸o như­ vµi n¨m tr­ưíc, nh­ng hÔ lªn ®åi, lµ y nh­ư  ch©n t«i tho¨n tho¾t. Ch¼ng mÊy chèc, mét vïng nói kh« c»n, nhÊp nh« ®¸ chen c©y hiÖn ra tr­ưíc mÆt.
Mé cha n»m lư­ng chõng ®åi, tõ ®©y nh×n xuèng, xãm nói như­ Èn m×nh trong khãi lam chiÒu hiu h¾t. Th¾p ba nÐn hư­¬ng c¾m lªn mé, t«i ngËm ngïi nh×n nh÷ng ngän cá l¬ x¬. DÉu mÑ vÉn bªn m×nh như­ng giã vÉn cø se s¾t thæi buèt, nhÊt lµ nh÷ng chiÒu cuèi n¨m mét m×nh t«i ®øng bªn mé ngư­êi cïng ngän ®åi qu¹nh v¾ng.
“ Th«i! Cha yªn nghØ nhÐ, con vÒ!”. Trong lóc thÉn thê, t«i quªn lửng lèi võa lªn. Loay hoay cè vßng tr¸nh bôi c©y ®Çy gai nhän ho¾c, t«i quanh quÊt ngÈng t×m lèi cò. Chît, lät ngay vµo m¾t t«i, h¬i xÕ vÒ phÝa tr¸i ngän ®åi, mét lïm hoa tÝm ®ét ngét næi lªn trªn nÒn cá ®¸.
¤! Hoa g× thÕ nµy?. M¾t t«i më to, ng¹c nhiªn, thÝch thó. Lín lªn tõ vïng ®åi nói nµy, cã lo¹i cá hoa g× mµ t«i kh«ng biÕt chø? Lóc Êy, dư­êng như­ cã mét sù th«i thóc, mét niÒm phÊn chÊn nµo ®ãkhiÕn c¸i hiÕu ®éng, c¸i hoang d· ngµy nµo trong t«i trçi dËy, vµ ch¼ng nghĩ ngîi g× cho cam, t«i hư­íng theo lïm hoa tÝm võa thÊy Êy, b¨ng xuèng.
Loanh hoanh, len lỏi ®æ theo triÒn nói ®Çy sái cuéi, cã nh÷ng lèi mßn nhá hÑp vµ dï cè tr¸nh, t«i vÉn bÞ gai gãc  cµo  vµo tay ch©n r¸t buèt. Ấy lµ chư­a kÓ mÊy lÇn lỡ ®µ suýt chói ng·, nÕu kh«ng véi tóm lÊy nhµnh c©y nÝu l¹i.
Qua hÕt mÐ ®åi, råi l¹i t×m c¸ch len qua mét lïm c©y rËm r¹p n÷a, t«i chît ®øng s÷ng. Trư­íc m¾t t«i, kho¶ng vµi chôc b­ưíc ch©n, th× ra, c¸i mµu tÝm Êy l¹i lµ mµu hoa cña mét c©y b«ng giÊy ®ang në ré. Khã mµ nãi hÕt lóc Êy t«i ng¹c nhiªn ®Õn như­êng nµo. NÐn hồi hộp, t«i rãn rÐn l¹i gÇn nh­ kho6nh tin r»ng gi÷a vïng nói ®¸ c»n kh« nµy l¹i cã mét loµi hoa th­êng thÊy n¬i cçng nhµ, gãc phè. §ét nhiªn, sèng l­ưng t«i chît gai l¹nh, khi t«i ph¸t hiÖn khuÊt d­íi t¸n hoa thÊp tho¸ng mét tÊm bia mé. Cã c¸i g× ®ã gÇn nh­ lµ mét nçi sî h·i th¾t lÊy tim t«i lóc Êy.
Như­ng råi, còng gièng như­ bao c« g¸i quen sèng n¬i nói ®åi v¾ng vÎ, t«i mÝm m«i, cè xua c¸i sî quÈn quanh m×nh, m¹nh d¹n ®Õn gÇn. T«i ®­ưa c¶ hai tay võa n©ng, võa khÏ g¹t mÊy nhµnh hoa lßa xßa nh­ư «m Êp tÊm bia, tß mß dß däc “ th«ng tin” vÒ ngư­êi ®· khuÊt.
Kh«ng cã di ¶nh mµ thay vµo ®ã, chØ b»ng vµi nÐt kh¾c tµi t×nh, t«i thÊy như­ c¶ gư­¬ng mÆt nh×n nghiªng cña mét thiÕu phô hiÓn hiÖn diÖu kú víi c¸i nh×n th¸nh thiÖn, gÇn gòi; nửa bao dung, nửa hên tr¸ch xa x«i. Ngµy sinh, th¸ng mÊt ®ư­îc më khÐp trong dÊu ngoÆc . 
NhÈm tÝnh , t«i bµng hoµng khi biÕt tuæi ngư­êi ®· khuÊt míi trªn ba ­mươi vµ ngµy chÞ ®i vµo thÕ giíi vÜnh h»ng chØ c¸ch ®©y n¨m, s¸u th¸ng, kho¶ng ®Çu mïa h¹ . Ừa, lµm sao t«i biÕt khi kú nghØ hÌ võa råi, t«i chØ vÒ nhµ vµi ngµy lại ®i.
M¶ng d­ưíi cßn l¹i tÊm bia lµ mét bµi th¬ kh¾c nguyªn bót tÝch mµ t«i ®o¸n lµ cña chÞ:
Cã mét ®ªm ®«ng anh ng¾t
MÊy chïm hoa  giÊy tÆng em
Ch¼ng th¬m, hai mµu tÝm tr¾ng
Ngì ngµng. ¤i, thöa thÇn tiªn
Tõ ®ã, nguyÖn lµm hoa giÊy
Bªn anh tÝm tr¾ng bèn mïa
Tr¾ng ®Ó hån ai trong tr¾ng
TÝm cho t×nh m·i h¬n x­a
Lì cã mét ngµy gi«ng b·o
Em rông, th«i råi, anh ¬i!
Xin ai ®õng buån, dõng khãc
Mai råi hoa n¶y l¹i th«i !
¤ hay, lÏ nµo c©y hoa d©n d· nµy g¾n víi mét phÇn ®êi ng­êi ®· khuÊt? Mét c©u hái chît ®Õn ®Ó råi còng tho¸ng qua nhanh trong t«i. Thay vµo ®ã lµ c¶m gi¸c ng©y ngÊt trư­íc c¸i mµu tÝm ng¸t, trïm lÊp c¶ gc cµnh, råi táa ra vµ che ch¾n gÇn trän nÊm mé ®­ưîc viÒn quanh b»ng nh÷ng viªn ®¸ nói xÕp ®¬n s¬.
Cã tia m¾t ai ®ã ®èt vµo g¸y t«i nong nãng. T«i liÒn quay ngo¾t vµ «i trêi, mét ng­êi ®µn «ng ®ang ch¨m ch¾m nh×n t«i, nửa ngỡ ngµng, nửa cã vÎ khã chÞu. T«i ®©m ho¶ng. Tøc thêi ngư­êi ®µn «ng véi kho¸t tay ra dÊu, cã ý b¶o: Kh«ng cã g×, c« h·y b×nh tÜnhKhã cã thÓ gäi ®ã lµ nô c­ưêi v× t«i ch­ưa hÒ thÊy nô c­ưêi nµo në trªn g­ư¬ng mÆt buån thăm thẳm như­ ng­ưêi ®µn «ng võa hÐ m«i.
DÉu sao t«i còng yªn t©m phÇn nµo.
- C©y hoa giÊy træ hoa ®Ñp qu¸!- MiÖng t«i bËt thèt mét c©u b©ng qu¬- Tõ xa, em ngì mét loµi hoa nói nµo chø
TiÕng “em” cña t«i còng lµ x¸c nhËn chãng v¸nh tuæi t¸c, vÞ thÕ cña ngư­êi ®µn «ng míi ®Õn.
- V©ng!-Anh gËt nhÑ råi ¸nh m¾t t­ưíi nçi buån th­ư¬ng lªn c©y hoa giÊy, lªn nÊm mé - Ngµy t«i ®em tõ nhµ lªn trång, hoa toµn në c¸nh tr¾ng. Xin lçi! ?
 T«i ngư­íc lªn l­ưng chõng ®åi mÐ bªn kia, ®¸p lêi:
- Mé cha em trªn ®ã!
Anh, còng h­ưíng theo c¸i nh×n cña t«i, ra chiÒu chia sÎ.
-         Cßn anh ? - Dêi ¸nh m¾t sang tÊm mé chÝ, t«i hái.
-Vî t«i ! - M¾t anh tho¸ng mê ®i.
- Emcã lêi chia buån!.
Mét con giã l­ưít qua, mang theo c¸i l¹nh cuèi ®«ng vµ bøt ®i vµi c¸nh hoa tÝm r¬i lªn nÊm mé. Lµn giã còng kh«ng ®ñ m¹nh ®Ó cuèn nh÷ng c¸nh hoa rêi khái nh÷ng ngän cá xanh nÝu l¹i.
- Em vÒ nhÐ!
- V©ng! C« vÒ trước...- M¾t vÉn kh«ng rêi nh÷ng c¸nh hoa r¾c tÝm lªn mé, anh ®¸p - ¥mµ ! C« theo lèi nµy xuèng ®åi nhanh h¬n
- C¸m ¬n anh! Nhµ em d­ưíi ch©n ®åi kia k×a
- ThÕ µ?!.
... Hai h«m sau. ¤i, hai mµu tÝm tr¾ng cña c©y hoa giÊy  vµ nh÷ng g× t«i ®· gÆp ch¼ng hiÓu sao cø lµm t«i nao nao. §Ó råi, t«i còng xua ®ư­îc mí dïng d»ng gi÷a chót e ng¹i trong lßng c« g¸i míi lín víi mét niÒm th­ư¬ng c¶m m¬ hå tr­ưíc sù tr¾c Èn cña con ng­êi mµ lÇn ®Çu tiªn trong ®êi t«i chøng kiÕn, vµ thÕ lµ t«i m¹nh ch©n tho¨n tho¾t lªn ®åi.
Võa lã mÆt khái lïm c©y rËm, ®Ëp ngay vµo m¾t t«i, lµ d¸ng anh gôc ®Çu ñ rò vµ trªn ®Çu, trªn vai nh÷ng nhµnh hoa tr¾ng xen tÝm chËp chên như­ ©u yÕm, vç vÒ. §©u ®©y, tiÕng chim chiÒu th¶ng thèt như­ muèn nÝu tõng sîi n¾ng cßn v­ư¬n vÊn trªn tÝt chám ®åi cßn l¹i.
§Õn, vµ sù cã mÆt cña t«i cã ®óng lóc kh«ng trong khi anh cÇn tÜnh lÆng ®Ó ®i ®Õn tËn cïng nçi buån? Hay lµ nªn tr¸nh xa, trư­íc lóc anh ngÈng lªn b¾t gÆpNhư­ng, sao ch©n t«i kh«ng chÞu dêi b­íc, m¾t t«i sao l¹i cay cay trưíc d¸ng ngåi hãa ®¸, lÎ loi vµ hiu h¾t cña anh?
Trong lóc t«i ch­ẳng biÕt ph¶i lµm g× th× ®ét nhiªn, anh ngư­íc lªn ®­ưa tay dôi m¾t, m«i mÊp m¸y.
Ho¶ng qu¸, t«i lÞu nghÞu quay b­ưíc, cïng mét lóc väng ®Õn tai t«i tiÕng gäi “Liªn, Liªn!” râ to. “ Ui!”, luèng cuèng thÕ nµo t«i vÊp ph¶i hßn ®¸, ng· sãng soµi. Låm cåm ngåi dËy, võa ngÈng lªn th× t«i thÊy anh còng võa ®Õn bªn.
- C«µ? T«it«ixin lçi!- Anh ch×a tay ®ì t«i ®øng dËy, giäng lËp bËp.
Kho¶nh kh¾c bõng lãe lªn niÒm h¹nh phóc tét cïng mµ t«i kÞp nh×n thÊy trªn nÐt mÆt anh vÉn cßn ph¶ng phÊt.
-         Em kh«ng cã ýquÊy rÇy- T«i g­ưîng g¹o nãi.
Cè nÐn mét c¸i g× ®ã s¾p vì ßa; l¸t sau anh thèt giäng khµn ®ôc:
- Tho¸ng thÊy c«, t«i cø tư­ëng Liªn hiÓn hiÖn. Bao chiÒu råi t«i m¬ mµng, ao ư­íc sÏ gÆp Liªn cña t«i mét lÇn. Mµ nµo¢m d­ư¬ng thùc lµ mu«n trïng c¸ch biÖt!-        Nghe anh nãi, t«i chît rïng m×nh.
-         §óng råi !- anh reo khe khÏ- sao mµ c« gièng Liªn qu¸. NhÊt lµ lóc nh×n nghiªng nghiªng mÆt.
         Sèng lư­ng t«i cµng gai l¹nh. T«i l¾c ®Çu lia lÞa:
-         Kh«ng! Kh«ng! Anh nãi lµm em sî qu¸! Em vÒ ®©y!
         Râ rµng t«i kh«ng muèn ë ®©y thªm một     gi©y nµo n÷a. T«i ®Þnh nãi như­ng l¹i ng¾c ngø, v× khi ngư­íc lªn, «i chao, t«i thÊy nçi buån  ®ang d©ng ®Çy trong m¾t anh.
-         C« chê t«i mét l¸t nhÐ! - §Õn mét phót anh míi thÊp giäng dÆn.
-         Cho em tõ biÖt chÞ!- T«i nãi nhanh.
Anh gËt ®Çu. Chóng t«i nèi b­ưíc ®Õn bªn mé. Trong ¸nh chiÒu tµ , t«i cã c¶m gi¸c nh÷ng cµnh hoa giÊy tÝm sÉm h¬n vµ bít b¹c tr¾ng ®i phÇn nµo.
-Th«i! Em ë l¹ianh vÒ víi con! Ngµy mèt, anh sÏ ®­ưa con ®Õn th¨m em!- Tay anh khÏ m©n mª theo nh÷ng nÐt kh¾c h×nh chÞ, giäng da diÕt- Cßn ngµy mai anh sÏ lµm nh÷ng g× anh thÊy cÇn víi kẻ ®· nhÉn t©m chia l×a chóng m×nhH·y tha lçi cho anh, phï hé cho con m¹nh kháe. Ờ , anh ng¾t cho con vµi b«ng hoa, Liªn nhÐ!
Nãi xong, anh ®øng lªn, vÎ c­ư¬ng nghÞ thËt kh¸c vµi gi©y trư­íc ®ã. Nhãn h¸i b«ng hoa cÇm trong tay, anh b¶o: - Ta vÒ th«i!
- V©ng ¹!
T«i khÏ cói ®Çu chµo ng­ưêi ®· khuÊt. Vµ m·i ®Õn tËn b©y giê, t«i vÉn nhí như­ in ¸nh mắt vêi vîi, lµn tãc xâa bay, nh÷ng dßng th¬ kh¾c trªn bia mé chÞ vµ c¶ nh÷ng c¸ch hoa tÝm tr¾ng ng¬ ngÈn buån trong ¸nh hoµng h«n.
Tíi ch©n ®åi, tr­ưíc khi qua tr¶ng cá, anh b¶o t«i dõng l¹i nghØ mÖt. T«i lo l¾ng khi ngưíc m¾t nh×n quanh quÊt vµ nhËn thÊy mµn ®ªm lóc nµy Ëp xuèng kh¸ nhanh.
…L¹i lµ lÇn ®Çu trong ®êi, t«i ®Ó mÑ ph¶i ngãng tr«ng, bån chån c¶ tiÕng ®ång hå. Nh­ưng mµ chuyÖn cña anh, cña chÞ ®· khiÕn t«i khã døt ra vÒ.
2
Lµm sao anh quªn ®­ưîc buæi tèi liªn hoan ng­êi ®Ñp sinh viªn toµn thµnh phè. Mét dÞp may hiÕm cã ®Ó anh thÓ hiÖn mét c¸i g× ®ã cho nµng biÕt r»ng lµ anh
- Nghe nãi KiÒu Trang rÊt mª hoa hång! - CËu b¹n th©n rØ tai - NhÊt lµ hång ClÐop©tre
- ClÐop©tre? T×m ë ®©u ra- Anh như­íng mµy söng sèt.
- CËu ngèc qu¸! Cø ®Õn c¸c hiÖu b¸n hoa mµ hái mua! Chän ®ãa nµo mµ võa thÊy, nµng cã Ên t­ưîng m¹nh
ThËt rñi ro cho anh. Sôc s¹o ®Õn t­ưít må h«i, c¶ mÊy phè, ngay c¶ mét b«ng h¬i ­ưng ý mét chót còng hÕt nh½n, huèng chi là N÷ hoµng Ai CËp.
ThÊy vÎ Øu x×u cña anh, mét cËu b¹n kh¸c hiÓu ra gãp lêi mµ cho ®Õn tËn b©y giê, anh kh«ng biÕt ®ïa hay lµ thËt : ” TÆng cho KiÒu Trang µ?  Mét bã hoa giÊy! Cã khi l¹i ®­ưîc viÖc! " .  “ Hoa giÊy?!”. Anh söng sèt cßn h¬n tr«ng thÊy bµ Hoµng ClÐop©tre. “ T¹i sao kh«ng ? Cø tÆng ®i, «ng b¹n ngè ¹ ! ”.
NghÜ tíi, nghÜ lui råi m­ưêng t­ưîng ®ñ bÒ, anh chÆc l­ưìi ®ång ý: “ T¹i sao kh«ng!”.
Anh l¹i véi v· lao ra khái cổng, h­ưíng vÒ nh÷ng con phè v­ưên yªn ¾ng. K×a, trong ¸nh s¸ng nhËp nhßa, anh thÊy giµn hoa giÊy nhµ ai bu«ng xáa trư­íc cæng tõng chïm nh­ư chê s½n tay anh bÎ.
Cæng nhµ th× khãa chÆt vµ ch¼ng thÊy ai lªn tiÕng sau nhiÒu tiÕng gäi cña anh. NgÇn ngõ mét l¸t, anh víi tay nÝu nhµnh thÊp nhÊt. i! Gai! Anh quªn ph¾t hoa giÊy còng cã nh÷ng chiÕc gai nhän bÐn như­ gai b­ưëi. Mét, hai råi ba nhµnh hoa giÊy tr¾ng mê. Anh ®¶o m¾t t×m mµ ngư­êi th× cø n¬m níp lo. ¥ k×a, mét nhµnh sµ xuèng trong s©n nh­ng ®Ó h¸i ®­ưîc ph¶i leo lªn råi nhoµi ngư­êi trªn trô cæng. Ph¶i liÒu th«i. Anh lµm ®óng như­ thÕ.
Míi nÝu, ch­a kÞp bÎ quÆt nh¸nh hoa th× anh chît nghe tiÕng lÝp xe ®¹p ro ro v¼ng tõ phÝa sau, kÌm theo tiÕng “ ói” thÊt thanh.
Anh véi bu«ng nhµnh hoa, nh¶y thÞch xuèng ®Êt vµ kÞp thÊy d¸ng mét c« g¸i ®ư­a tay lªn ngùc. ChiÕc xe rêi tay, ng· ®¸nh rÇm. C« l¶o ®¶o, cè g­ưîng khái ng·. “ Nguy råi!”. Qu¼ng hÕt hoa, ho¶ng sî, anh lao tíi ®ì c« g¸i như­ng cµng lµm cho c« kinh h·i h¬n. MÆt c« t¸i xanh, miÖng c« cè thÐt lªn nh­ng bÞ nÊc nghÑn.
- C«¬i! B×nh tÜnh ®i nµo! Kh«ng cã g× ®©u! T«it«i-Anh lËp cËp nãi nh­ư van xin.
C« më m¾t vµ h×nh như­ cè nÐn ®au th¾t nµo ®ã, c« l¹i nh¾m nghiÒn m¾t, thÒu thµo: “ T«i..t«itim...®au..tim”. “ §au tim?!”. C« gËt, nÐt mÆt biÓu lé c¬n ®au khã dÊu. H¬i thë c« ®øt qu·ng. “ §Ó t«i d×u c« ngåi nghØ ”. C« l¹i gËt. §îi c« g¸i ngåi tùa vµo trô cæng, anh míi bu«ng ®«i bê vai trßn cña c«. Ph¶i ®Õn ba phót sau, h¬i thë c« míi trë l¹i b×nh th­ưêng. C« më m¾t, nh×n anh råi hái: “ Anh lµ ai? Sao l¹i” . “ T«it«i chØ xin mÊy chïm hoa giÊycã viÖc Êy mµ?. Nãi xong sùc nhí, anh  nhÆt nh÷ng nh¸nh hoa mµ c¸ch ®ã kh«ng l©u anh v·i ra tung tãe tr­ưíc nÒn cæng. “ C« bít mÖt ch­ưa ? ” . ”Còng ®ì råi!”. C« g¸i ngư­íc lªn giµn hoa, råi nãi:”Anh h¸i tiÕp ®i”. “ Nhµ nµylµ nhµ c« µ ? ”. C« khÏ gËt.
Bçng dư­ng nh÷ng nhµnh hoa giÊy trong tay anh như­ kh«ng cßn träng lùc. Tay anh rêi r·, ch¼ng muèn cÇm lÊy chót nµo. ThËt kh¸c xa lóc anh víi tay bÏ tõng nh¸nh, trư­íc khi c« chñ nhµ nµy vÒ tíi.” Anh ng¾t thªm nh¸nh tÝm kia k×a!...”.” Ủa , c©y hoa hai mµu ­? ”. ”V©ng! Như­ng hiÖn  giê hoa tr¾ng nhiÒu h¬n! CÈn thËn kÎo gai ®ã anh!”.
NÓ lêi c« g¸i, anh miÔn cư­ìng bẻ  mÊy nhµnh theo hư­íng tay c« chØ. Råi nho¸ng mét c¸i, anh dùng ®øng chiÕc xe, d¾t l¹i trao cho c«.
“ C« hÕt mÖt h¼n chư­a?”. Mét tho¸ng bèi rèi, ngư­îng ngïng hiÖn râ trªn nÐt mÆt dÞu dµng, thanh tho¸t cña c« g¸i th× ph¶i.”D¹! Còng dÞu råi!Anh lµm t«i mÊt hÕt hån vÝa!”.”T«it«i xin lçi ! C¶m ¬n c« nhÐ ! T¹m biÖt !”.”V©ng! T«i vÒ nhµ cã viÖc råi còng ®i liÒn! Hä ®ang chê! T¹m biÖt ”.
NÐm mí hoa trªn bµn, anh ng· ngư­êi lªn giư­êng ng¸n ngÉm. MÆc cho cËu b¹n c¾t tØa, gãi ghÐm  ®ãa hoa råi hèi thóc anh thay ¸o quÇn, ch¶i tãc ®Õn c¶ tiÕng, anh míi lÕch thÕch theo b¹n ®Õn héi thi. Bãng d¸ng KiÒu Trang víi vµi lÇn gÆp gì, d¨m c©u quÈn quanh vÒ thêi tiÕt vµ nô c­ưêi cao xa như­ ®Õn mÆt tr¨ng…ch¼ng hiÓu sao cø tr«i tuét trong suy nghĩ cña anh. §ãa hoa giÊy trong tay b¹n, anh thÊy nh¹t nhÏo, v« duyªn lµm sao.
Khi anh ®Õn n¬i th× ng­ưêi ta c«ng bè tªn ng­ưêi tróng gi¶i. M­ưêi , nămđể råi trªn s©n khÊu rùc rì ¸nh ®Ìn, chØ cßn l¹i ba c« sinh viªn .
KiÒu Trang! §óng lµ nµng. Thằng b¹n hÐt vµo tai, dói bã hoa vµo tay, d¾t như­ l«i anh ®Õn s©n khÊu, nhËp vµo dßng ngư­êi nhén nh¹o tÆng hoa cho c¸c ng­ưêi ®Ñp. ¤i ! §ñ c¸c gièng hoa trªn tay c¸c chµng trai, trªn tay vµi ng­êi ®µn «ng ch÷ng ch¹c, lÞch l·mNhiÒu nhÊt lµ hång, ch¾c h¼n cã bµ hoµng ClÐop©tre.
Anh ng­ưîng chÝn mÆt, nöa «m, nöa giÊu bã hoa giÊy vµo ngùc. KiÒu Trang tho¸ng thÊy anh vµ c¶ bã hoa nhưng  vê như­ kh«ng thÊy. C« tươi c­ưêi ®ãn nhËn, hÕt bªn ph¶i ®Õn bªn tr¸i nh÷ng ®ãa hoa hång vµ rÆt nh÷ng ®ãa hång.
Gi÷a lóc Êy, c« g¸i ®øng bªn ph¶i KiÒu Trang, s÷ng sê nh×n anh trong vµi gi©y.
§Õn l­ưît m×nh ®©y! C¸ch nµng hai bư­íc, anh khẽ n©ng bã hoa, mØm c­ưêi ®¸p l¹i nô c­ưêi në s½n trªn m«i KiÒu Trang. Bµn tay tr¾ng muèt cña KiÒu Trang ®­ưa ra ®ãn lÊy.
Nh­ng kh«ng ph¶i lµ bã hoa giÊy cña anh mµ lµ mét ®ãa hång nhung tõ tay ai ®ã sau lư­ng anh. Vµ bã hoa giÊy cña anh, kh«ng chËm h¬n ®ãa hång kia mét gi©y nµo, còng ®­ưîc ®«i bµn tay xinh x¾n ch×a ra ®ãn nhËn. NhÝch m¾t qua mét chót, anh ng©y ng­ưêi khi nhËn ra khu«n mÆt c« g¸i l¹ mµ tr«ng quen qu¸. Nô c­ưêi, ¸nh m¾t vµ giäng nãi cña c« võa ®ñ ®Ó ngư­êi kh¸c nghÜ r»ng hä đã quen biết nhau .
"A! §óng råi ! Anh tÆng em? ” . ” V©ng ! Xin tÆng c«!”.C¸m ¬n anh”.C« Êp bã hoa vµo ngùc như­ Êp vµo lßng mét c¸i g× th©n thư­¬ng nhÊt cña m×nh.
Cßn anh, m·i ®Õn lóc vÒ chỗ cò, vÉn kh«ng ngít bµng hoµng.
Ng­ưêi ®Ñp thø ba ®· cã tªn. Cßn l¹i KiÒu Trang vµ c« g¸i Êy. O¸i ¨m thay, ®iÓm sè hai c« l¹i b»ng nhau. Ban gi¸m kh¶o quyÕt ®Þnh ra c©u hái øng xö ®Ó chän ai lµ ng­êi sè mét, sè hai.
- Chóng taai còng nh×n thÊy trªn tay thÝ sinh sè 06 nh÷ng ®ãa hoa hång tuyÖt ®Ñp. Xin b¹n h·y cho biÕt: B¹n cã thÝch kh«ng vµ v× sao b¹n thÝch loµi hoa Êy?- Mét vÞ gi¸m kh¶o hái.
- Th­ưat«i rÊt thÝch hoa hång v× ®ã lµ loµi hoa ®Ñp nhÊt, th¬m nhÊt vµ quý nhÊt trong tÊt c¶ c¸c loµi hoa trªn tr¸i ®Êt-KiÒu Trang në nô c­êi thËt tư­¬i, khÏ liÕc qua c« g¸i «m bã hoa giÊy bªn c¹nh-T«i vµ còng cã thÓ lµ hÇu hÕt quý vÞ ë ®©y khã chÊp nhËn næi loµi hoa chØ cã s¾c mµu rùc rì mµ kh«ng cã chót hư­¬ng nµo...
§©y ®ã tiÕng vç tay vang lªn.” Cã c¶m t­ưởng lµ b¹n rÊt thÝch ®ãa hoa duy nhÊt trªn tay b¹n? V× sao?”- VÞ gi¸m kh¶o kh¸c hái thÝ sinh sè 32.
- D¹ th­ưabã hoa trªn tay t«i, qu¶ thùc kh«ng cã h­ư¬ng th¬m. Như­ng loµi hoa nµy cã thÓ sèng bÊt kú n¬i ®©u, dï trªn ®Êt ®¸ kh« c»n, d­íi trêi n¾ng ch¸y, n¬i th«n d·, chèn phè ph­ưêng. NhiÒu lo¹i në theo mïa, råi hÐo tµn. Hoa giÊy në quanh n¨m, lÊp ®Çy kho¶ng trèng mµ c¸c loµi hoa kh¸c t¹o ra-C« ngõng nãi, c¶ héi trư­êng nÝn lÆng, håi hép – Cã thÓ chóng ta trong kho¶ng kh¾c nµo ®ã ®¾m say trong hư­¬ng s¾c diÔm lÖ. Nh­ưng trong cuéc ®êi ai còng mong ®­ưîc thñy chung, bÒn v÷ng, trong tr¾ng vµ tinh khiÕt mµ bã hoa  giÊy hai mµu nµy nãi lªn ®iÒu Êy
C¶ héi trư­êng s«i lªn bÊt ngê. Lóc Êy, m¾t anh nh­ư mê ®i v× giät n­íc m¾t cña niÒm h¹nh phóc bÊt ngê s¾p trµn mi. Ang ch¼ng cßn nghe, cßn thÊy Ban gi¸m kh¶o c«ng bè nh÷ng g×. ChØ cßn ®äng trong anh mét lêi x­ưíng dâng d¹c:
-Ngäc Liªn, thÝ sinh sè 32, ®¹t gi¶i nhÊt
3
Ngµy mai anh  sÏ lµm g× anh thÊy cÇn ®èi víi kẻ ®· nhÉn t©m chia l×a chóng m×nh
C©u nãi vµ nhÊt lµ tia löa l¹nh trong m¾t anh khiÕn t«i tr»n träc, th¾c thám c¶ ®ªm. Tß mß còng cã, ©u lo còng cã vµ cã c¶ mét t©m tr¹ng khã gäi ®óng tªnkhiÕn t«i b¹o d¹n cÇm tÊm danh thiÕp, lªn xe h­ưíng vÒ thµnh phè, t×m ®óng nhµ anh.
Cöa më vµ t«i liÒn b¾t gÆp ¸nh m¾t anh l¹nh ®Õn ph¸t khiÕp.
“ Xin lçi c«! T«i cø ngìC« vµo nhµ- Anh mØm cư­êi, ¸nh m¾t Êm ¸p ngay - BÐ Nga ¬i! Cã c« Loan ®Õn th¨m con nÌ!”.
Mét bÐ g¸i xinh x¾n, kho¶ng 8-9 tuæi, ch¹y ïa ra. Tr«ng thÊy t«i, bÐ s÷ng ng­ưêi nh×n t«i ®¨m ®¾m. “ Chµo c« ®i chø!”. “ Ch¸u chµo c« ¹!”. T«i ngåi xuèng, bÐ liÒn sµ tíi, dang tay «m cæ t«i thËt chÆt. T«i ng¹c nhiªn v« cïng v× ®©y lµ lÇn ®Çu ch¸u vµ t«i gÆp nhau.
Anh mêi t«i vµo phßng kh¸ch vµ ch¾c còng lµ phßng lµm viÖc cña anh
Cã lẽ anh ®ang lµm dë mét viÖc g× ®ã trªn chiÕc m¸y vi tÝnh ®Æt ë gãc phßng.
Tr«ng anh b×nh th¶n, h¬i nghiªm, d¸ng ®iÖu kh¸c xa víi hai lÇn t«i gÆp bªn mé chÞ. Anh khÝch lÖ ch¸u rÝu rÝt bao chuyÖn häc hµnh, vui ch¬i ë tr­ưêng cho t«i nghe.
§ư­îc mét l¸t, cã tiÕng chu«ng b¸o kh¸ch. Anh ra më cöa. Cã lẽ ®ã lµ ngư­êi mµ anh ®ang chê. Kh¸ch lµ mét phô n÷ ®Ñp ®Õn møc hoµn h¶o. Mét tho¸ng ng¹c nhiªn như­ng tøc kh¾c chuyÓn nhanh mét vÎ khinh khØnh trong ¸nh mÆt chÞ gËt chµo t«i. “ BÐ Nga mêi c« Loan qua  phßng con ch¬i nhÐ! Ba bËn tiÕp c« KiÒu Trang”. KiÒu Trang! §ãa hång ClÐop©tre!” Chµ !BÐ xinh qu¸ ! ThËt téi nghiÖp”.” Ứ ! C« Loan ¬i, qua phßng ch¸u nhÐ!”.
T«i xin phÐp råi ch×a ngãn tay cho bÐ Nga nÝu qua phßng bªn. “ C« biÕt kh«ng, c« gièng mÑ ch¸u l¾m!”. ThÕ µ !”.” V©ng ¹ ! MÑ ch¸u cã ®«i m¾t, cã m¸i tãc dµi y hÖt c«”. Th¶o nµo c« bÐ cø tr©n tr©n nh×n lóc míi gÆp t«i. Chît nhí ra ®iÒu g×, c« bÐ nhoµi ngư­êi lªn gi­ưêng , tay víi chiÕc hép nhá, trong suèt, råi më n¾p. ¤i, l¹i lµ hoa giÊy ! Nh÷ng b«ng hoa anh h¸i chiÒu qua. “ C« xem nhÐ. – Ngãn tay trỏ xinh x¾n cña bÐ chØ tõng b«ng mét- Mµu tr¾ng lµ ba, tÝm lµ m¸, cßn ch¸u lµ b«ng nöa tÝm, nửa tr¾ng ®©y c« ¹! – Råi bÐ nhãn lÊy b«ng tÝm Êp lªn m¸, rư­ng rư­ng n­ưíc m¾t – nh­ng hoa tÝm nµy ®i m·i, ®i m·i, kh«ng vÒ víi ch¸u n÷a”.
Cïng lóc Êy, tõ phßng kh¸ch, väng qua tiÕng ®µn bµ cao vãi: “ Trêi ¹! Sao anh l¹i nãi như­ thÕ! Chñ nµo ë ®©y ! ChØ cã anh lµ sÕp th«i!”.
T«i giËt m×nh vµ xin mäi ng­êi tha lçi cho tÝnh tß mß cña t«i, v× sau ®ã, t«i khÏ vÐn gãc rÌm cöa ng¨n, hÐ m¾t nh×n qua. VÎ mÆt ng­êi phô n÷ béc lé nÐt söng sèt như­ng trùc c¶m cña t«i l¹i nghĩ r»ng chÞ cè t¹o mét phong c¸ch hoµn h¶o. Anh l¾c ®Çu, giäng lµnh l¹nh: “ C« muèn xem l¹i nh÷ng “s¶n phÈm” tinh vi vµ ®éc ¸c cña c« kh«ng?”. Mét chót bèi rèi như­ng råi chÞ còng leo lÎo nãi: “ C¸i g× lµ “ s¶n phÈm”? Anh ®õng ®Æt ®iÒu cho t«i Êy nhÐ!”.
 M¾t anh chiÕu th¼ng vµo  mắt chÞ trong vµi gi©y. ChÞ l¶ng tr¸nh c¸i nh×n như­ b¾n hµng tia giËn gi÷ cña anh. “ KiÒu Trang! ViÖc c« lÊy cí bµy biÖn l¹i v¨n phßng ®Ó vøt chËu hoa giÊy cña t«i, råi thay nµo hång, nµo phong lan, dï rÊt bùc, rÊt buån t«i ®· bá qua. ViÖc c« tiÕt lé sè liÖu bá thÇu khiÕn cho c«ng ty bÞ phçng tay trªn tíi ba c«ng tr×nh, lµm cho ho¹t ®éng cña c«ng ty ®iªu ®øng suèt nửa n¨m, t«i ®· cã b»ng chøng. Nh­ng t«i nghĩ h¬i sai r»ng c« kh«ng cè ý
“ C« Loan ¬i! c« ®ang nh×n g× ®ã”. T«i ng­ường ngượng , Êp óng: " A µ !”.” Ch¸u tÆng t«i mÊy b«ng hoa giÊy cã ®­ưîc kh«ng c«!”. " Ừ ! c¸m ¬n ch¸u!”.” Cø ng¾m m·i hoa, ch¸u nhí mÑ qu¸!”. Nghe ch¸u nãi, lßng t«i xèn xang.
Liªn cã dÝnh d¸ng g× ®Õn c« ®©u mµ c« thï h»n, lµm h¹i c« Êy thÕ?”.
“ Xin sÕp nãi cho nghiªm tóc ! H¬i lÖnh ®Ò råi ®Êy!” Anh g»n giäng: “ C« xem s¶n phÈm cña m×nh mét lÇn cuèi chø?”. Nãi xong, t«i nghe tiÕng x« ghÕ, tiÕng ch©n anh bư­íc ®Õn gãc phßng. T«i l¹i hÐ rÌm nh×n. Anh më khãa héc bµn, lÊy ra mét chiÕc ®Üa mÒm cµi vµo m¸y, gâ liÒn mÊy phÝm.
“ Trong lóc t«i ®i xa, tõ v¨n phßng, c« truyÒn nh÷ng thø nµy cho vî t«i xem. Kh¸ khen kỹ x¶o cña c«. Nào cảnh tôi vào động chứa, chung đụng bậy bạ, nào bịa đặt số liệu về nguy cơ phá sản công ty, giám đốc sắp vào tù… Mỗi ngày một ít cô len lút tra tấn vợ tôi. Cô có biết rằng Liên bị yếu tim không?”. Người đàn bà tái mặt, nhìn lên màn hình. Anh tắt máy, bật lấy đĩa, cầm lại quẳng lên bàn, trước mặt chị ta. Anh thở dài xót xa: “Sao Liên lại xem, rồi còn lưu cái thứ ác độc này chứ! Đoạn dữ liệu bịa đặt tôi sắp trốn ra nước ngoài để tránh tòa, cô biết không? Liên đã sốc nặng và ra đi mãi mãi…”.
Anh lập bập đốt điếu thuốc, phả một hơi dài để lấy lại sự bình tĩnh. “Cô làm cái việc hèn mạt ấy vì cái gì? – giọng anh hơi đanh – Chính cô hay có ai xúi bậy?”.
Cái vẻ kiêu sa biến mất từ bao giờ. Còn lại là nét mặt sợ hãi, cố lắm tôi mới nghe tiếng chị ta lí nhí: “Người ta trả tiền và cũng chính tôi muốn hất đổ hạnh phúc của anh và cô ấy. Tôi không bao giờ quên việc cô ta đoạt lấy tình cảm, cùng sự kiêu hãnh của tôi mươi năm về trước… Nhưng tôi không biết rằng Liên bị tim đột ngột. Quả  thực tôi không biết!”. Nói xong chị ta ôm mặt, gục xuống.
Anh đứng lên, lẩm bẩm một câu gì đó. Không khí trầm uất bao phủ căn phòng. Không thể để bé Nga hay biết việc đang xảy ra, tôi cố nặn óc bày ra trò chơi đánh đố. May sao, bé vui vẻ thực hiện ngay tắp lự.
“Anh! Anh có biết rằng em…em yêu anh không?”. Tiếng tức tưởi của chị ta thốt lên rõ rọt. “Yêu? Đóa hồng Cleopatra mà cũng hạ mình sánh với cây hoa giấy dân dã?”. Anh bật tiếng cười khô khốc. .

Đột nhiên chị nhổm lên, ôm mặt lao ra cửa…

*
*    *

Khoảng mười ngày sau, trước khi ra trường, tôi tha thẩn lên đồi. Chiều ấy nắng đẹp, khí xuân chan hòa trời đất. Viếng xong mộ cha, tôi bâng khuâng đi chếch sang mé đồi bên trái, leo lên tảng đá, nhìn hướng về lùm hoa giấy tím, thấp thỏm đợi chờ một điều gì đó chẳng rõ…
Khoảng nửa giờ sau, tôi thấy có dáng người thấp thoáng lên đồi .
A, một phụ nữ . Người đó vừa đi , vừa nhìn quanh quẩn , như để ý tìm cái gì đó .
Tìm được rồi thì phải , nhười ấy chọn lối và cố bước nhanh hơn .
Chẳng mấy chốc, dáng người phụ nữ thấy ngập ngừng trước cây hoa giấy tím. Chị đặt dường như một bó hoa vào trước bia mộ, rồi lùi ra, thành kính.
Một, hai…rồi mười phút trôi qua mà người phụ nữ vẫn còn đứng bất động. Chừng nửa phút nữa, có vẻ chị muốn ra về.
Trước khi đi chị ngẩng lên nhìn quanh. Tôi cố căng mắt và suýt kêu lên khi nhận ra người phụ nữ ấy: Kiều Trang!